D/O là gì trong xuất nhập khẩu?

Ngan Le - 06/05/2025

D/O là gì trong xuất nhập khẩu?

D/O là viết tắt của Delivery Order, hay còn gọi là Lệnh giao hàng – một chứng từ quan trọng do hãng tàu hoặc đơn vị giao nhận (forwarder) phát hành, dùng để cho phép người nhận hàng (Consignee) đến cảng hoặc kho để nhận hàng hóa. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình nhận hàng nhập khẩu.
Khi hàng cập cảng, hãng tàu hoặc forwarder sẽ gửi thông báo hàng đến và phát hành D/O. Doanh nghiệp nhập khẩu cần thanh toán phí D/O để lấy lệnh này, sau đó xuất trình lệnh giao hàng cho hải quan, kho, hoặc bãi để nhận hàng.

D/O là gì phí D/O là gì trong xuất nhập khẩu

Phí D/O là gì?

Phí D/O (Delivery Order fee) là chi phí mà người nhập khẩu phải thanh toán cho hãng tàu hoặc forwarder khi lấy Lệnh giao hàng. Đây là chi phí bắt buộc trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Nhiều người dễ nhầm phí D/O với Documentation fee (phí chứng từ) vì tên viết tắt gần giống, tuy nhiên đây là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.

Nội dung chính trên Lệnh giao hàng (D/O)

Mẫu D/O (Delivery Order) trong xuất nhập khẩu

Mẫu D/O (Delivery Order) trong xuất nhập khẩu

Một D/O hợp lệ thường bao gồm các thông tin sau:

  • Tên tàu và hành trình vận chuyển
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge – POD)
  • Ký mã hiệu hàng hóa
  • Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng

Các bước lấy D/O (Delivery Order) trong xuất nhập khẩu

Bước 1: Nhận thông báo hàng đến
Khoảng 1–2 ngày trước khi tàu cập cảng, bạn sẽ nhận được Arrival Notice (A/N) từ hãng tàu hoặc forwarder. Đây là tín hiệu để chuẩn bị đi lấy D/O.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ lấy D/O
Bộ chứng từ cần có thường gồm:

  • Giấy giới thiệu (có mộc công ty đứng tên trên A/N)
  • Bản photo A/N
  • CMND/CCCD của người đi lấy lệnh
  • Vận đơn gốc (nếu cần)

Việc có cần mang theo vận đơn gốc hay không tùy thuộc vào loại B/L:

  • Surrendered B/L hoặc Telex Release: không cần vận đơn gốc, nhưng sẽ phát sinh phí telex.
  • Original B/L: phải nộp bản gốc mới nhận được D/O.
  • Thanh toán L/C: cần B/L gốc có ký hậu ngân hàng kèm giấy giới thiệu và A/N.

Bước 3: Thanh toán phí local charge
Thanh toán các khoản như phí D/O, phí THC, vệ sinh container… Có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản tại văn phòng hãng tàu/forwarder.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng nối (nếu có)
Nếu bạn là người nhập khẩu nhưng không đứng tên trên A/N (thường là do qua forwarder), cần đi lấy House D/O do forwarder phát hành trước. Sau đó mới đem đi đổi lệnh chính thức với hãng tàu.

Bước 5: Kiểm tra hạn lệnh
Thông thường với hàng FCL, hãng tàu sẽ giới hạn thời gian lấy hàng (khoảng 5 ngày sau khi tàu cập). Nếu trễ, sẽ phải gia hạn và trả thêm phí. Nên chủ động làm thủ tục sớm, đặc biệt tránh sát giờ hãng tàu nghỉ (thường 17h) để không rơi vào cảnh hàng “kẹt” cuối tuần mà không ai xử lý.

Các loại D/O, phí D/O phổ biến trong xuất nhập khẩu

Loại D/O

Đơn vị phát hành

Đặc điểm nổi bật

Ứng dụng

Master D/O

Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu

- Được phát hành khi hàng cập cảng

- Chỉ có hiệu lực khi có vận đơn gốc và thanh toán đầy đủ

Dành cho lô hàng nhập khẩu trực tiếp từ hãng tàu

House D/O

Forwarder (công ty giao nhận)

- Được forwarder phát hành sau khi nhận Master D/O

- Giao cho người nhận hàng cuối cùng

Áp dụng khi doanh nghiệp làm việc qua forwarder

e-D/O

Hãng tàu hoặc forwarder

- Định dạng điện tử

- Tích hợp vào hệ thống logistics cảng

- Không cần chứng từ giấy

Giúp rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục hành chính

D/O nội địa

Đơn vị vận chuyển hoặc kho nội địa

- Áp dụng cho hàng hóa vận chuyển trong nước

- Không liên quan đến hãng tàu quốc tế

Phục vụ nhu cầu giao nhận nội địa

 

Loại phí

Đơn vị thu

Phạm vi chi phí (USD)

Ghi chú

Phí DO (hãng tàu)

Hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu 30 – 70 USD/lô hàng Tùy vào hãng tàu, cảng đến và loại container

Phí DO (forwarder)

Công ty giao nhận (forwarder) 50 – 100 USD/lô hàng Bao gồm phí House DO và dịch vụ quản lý

Phí THC

Cảng hoặc đơn vị khai thác cảng 80 – 120 USD/container Phí xử lý container tại cảng

Phí vệ sinh container

Hãng tàu hoặc đơn vị vệ sinh 10 – 30 USD/container Áp dụng nếu container cần vệ sinh trước khi trả

Phí lưu container

Hãng tàu hoặc cảng 5 – 20 USD/ngày/container Tính theo số ngày container vượt thời gian miễn phí tại cảng/kho

Câu hỏi thường gặp về DO (Delivery Order)

1. DO có bắt buộc trong mọi quy trình nhận hàng không?

Có. DO là chứng từ bắt buộc để làm thủ tục nhận hàng tại cảng hoặc kho hàng, giúp xác nhận quyền nhận hàng hợp pháp của người nhận.
2. Ai là người phát hành DO?
DO có thể được phát hành bởi hãng tàu (Master DO) hoặc công ty giao nhận (forwarder) (House DO), tùy thuộc vào loại hình vận chuyển và thỏa thuận giữa các bên.
3. Làm sao để tránh phát sinh thêm chi phí khi nhận hàng?
Người nhận nên chủ động liên hệ sớm với hãng tàu hoặc forwarder ngay khi hàng cập cảng để làm thủ tục nhận hàng kịp thời. Điều này giúp tránh các khoản phí phát sinh như lưu kho, lưu bãi hoặc phí lưu container.
4. Tại sao DO lại quan trọng trong xuất nhập khẩu?
DO là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong quy trình giao nhận hàng hóa. Nó xác thực quyền nhận hàng của người nhận và đảm bảo quá trình giao hàng được thực hiện đúng quy định, tránh rủi ro và tranh chấp.
 

Tags : Thủ tục Hải quan, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin