FOB là điều kiện giao hàng phổ biến trong thương mại quốc tế. Tìm hiểu FOB là gì, giá FOB gồm những gì, cách tính và các thuật ngữ liên quan như FOB Shipping Point, FOB Destination.
Xem thêm
Thuật Ngữ Xuất Nhập Khẩu Đầy Đủ và Phổ Biến Nhất
Điều kiện FOB ở Bắc Mỹ quy định ra sao? FOB và UCC là gì?
FOB là gì?
FOB (Free On Board) – tiếng Việt là " Giao lên tàu" – là một điều kiện trong Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterms, quy định trách nhiệm và chi phí giữa người bán và người mua trong giao dịch xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Theo điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ của mình khi hàng hóa đã được giao qua lan can tàu tại cảng đi được chỉ định. Sau thời điểm này, mọi chi phí và rủi ro chuyển sang người mua. Đây là điều kiện phổ biến khi doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam.
Giá FOB gồm những gì? Cách tính giá FOB trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Giá FOB bao gồm:
- Giá thành sản xuất hàng hóa
- Chi phí đóng gói và bao bì
- Chi phí vận chuyển nội địa đến cảng xuất
- Chi phí bốc dỡ và xử lý hàng tại cảng đi
- Phí thông quan xuất khẩu
Không bao gồm: cước tàu biển, phí bảo hiểm, chi phí tại cảng đến hoặc chi phí vận chuyển đến điểm nhận cuối cùng – những khoản này thuộc trách nhiệm của người mua.
Cách tính giá FOB:
Giá FOB = Giá hàng hóa + Chi phí nội địa (vận chuyển, thông quan, bốc dỡ tại cảng đi)
Xem thêm: Nhầm trị giá CIF với FOB trên C/O sẽ ra sao?
Ví dụ minh họa về giá FOB trong xuất nhập khẩu hàng hóa
Giả sử một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu 10 tấn hạt điều sang Đức. Đơn giá hạt điều là 3.000 USD/tấn. Các chi phí nội địa liên quan gồm:
- Vận chuyển hàng từ kho đến cảng Cát Lái: 100 USD/tấn
- Phí bốc dỡ, đóng container tại cảng: 50 USD/tấn
- Chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu: 30 USD/tấn
Cách tính giá FOB:
Giá FOB = Giá hàng hóa + Chi phí vận chuyển nội địa + Phí cảng + Thủ tục hải quan
Giá FOB mỗi tấn = 3.000 + 100 + 50 + 30 = 3.180 USD
Tổng giá FOB cho 10 tấn = 3.180 USD x 10 = 31.800 USD
Theo điều kiện FOB Cảng Cát Lái, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng này. Sau thời điểm đó, toàn bộ chi phí và rủi ro (vận chuyển quốc tế, bảo hiểm, chi phí tại cảng đến...) thuộc về người mua ở Đức.
Các thuật ngữ liên quan đến FOB
Thuật ngữ |
Tên đầy đủ |
Giải thích ngắn gọn |
Giao hàng tại điểm đi |
Người mua chịu rủi ro và chi phí ngay từ khi hàng được giao cho đơn vị vận chuyển tại điểm xuất phát. | |
Giao hàng tại điểm đến | Người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng đến nơi nhận hàng của người mua. | |
Cost, Insurance and Freight |
Người bán chịu trách nhiệm về cước vận chuyển và bảo hiểm đến cảng đích. Người mua chỉ lo thủ tục sau cảng. |
|
Ex Works |
Người mua chịu toàn bộ chi phí và trách nhiệm từ kho của người bán. Phổ biến khi người mua muốn tự lo logistics. |
Câu hỏi thường gặp về FOB
1. FOB là viết tắt của gì?
→ FOB là viết tắt của Free On Board, nghĩa là “Giao hàng lên tàu”.
2. FOB – ai chịu chi phí?
→ Người bán chịu chi phí đến khi hàng được giao qua lan can tàu. Người mua chịu chi phí từ thời điểm đó trở đi.
3. FOB khác EXW như thế nào?
→ Với FOB, người bán chịu trách nhiệm tới cảng xuất.
→ Với EXW, người mua phải tự lo từ khi hàng rời khỏi kho của người bán – mức trách nhiệm cao hơn.
4. Tại sao ở Việt Nam thường nhập CIF và xuất FOB?
→ Khi nhập CIF, doanh nghiệp Việt được người bán nước ngoài lo toàn bộ vận chuyển đến cảng Việt Nam – tiện lợi, ít rủi ro.
→ Khi xuất FOB, doanh nghiệp Việt chỉ cần giao hàng tại cảng, tiết kiệm chi phí, không cần lo phần vận chuyển quốc tế.
5. Phân biệt FOB và CIF?
Tiêu chí |
FOB |
CIF |
Trách nhiệm vận chuyển |
Người mua chịu vận chuyển quốc tế | Người bán chịu vận chuyển và bảo hiểm đến cảng đích |
Rủi ro |
Chuyển sang người mua khi hàng lên tàu | Chuyển sang người mua khi hàng lên tàu |
Chi phí |
Người bán lo đến cảng đi | Người bán lo đến cảng đến |