FOB là gì? CIF là gì? Tại sao không nên “mua CIF, bán FOB”

Võ Thanh Trúc - 03/01/2024

FOB và CIF là từ viết tắt của một số điều kiện giao hàng phổ biến trong Incoterms. Các điều kiện giao hàng này phân định thời điểm chuyển trách nhiệm đối với lô hàng từ người mua sang người bán. Đây là những điều kiện giao hàng phổ biến trên thế giới và cũng được các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng.

FOB là gì?

FOB - Free on Board (Giao hàng trên tàu) là điều kiện giao hàng, theo đó người bán hết trách nhiệm khi hàng được giao xuống tàu. Người bán chịu chi phí giao hàng đến cảng, chằng buộc hàng, cẩu hàng. Các chi phí sau đó, bao gồm cả chi phí thuê tàu, bảo hiểm là do người mua chịu

FOB

CIF là gì? 

CIF - Cost, Insurance and Freight (chi phí, bảo hiểm và cước tàu) là khi người bán trả các chi phí đưa hàng đến cảng, thuê tàu, trả cước tàu và mua bảo hiểm cho lô hàng. Người mua chỉ việc nhận hàng tại cảng đến và chịu các chi phí từ đó trở đi.

Lưu ý là trong mỗi phương thức Incoterms đều phân chia sự chuyển giao về chi phí và rủi ro. Có những phương thức, chi phí và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cùng một thời điểm.

Ví dụ như trong phương thức FOB, khi hàng được được giao xuống tàu tại Cảng đi, người mua bắt đầu phải chịu chi phí (thuê tàu, làm các thủ tục nhận hàng), đồng thời nếu có rủi ro phát sinh từ người mua cũng phải chịu trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên, trong phương thức CIF, người mua cũng sẽ chuyển giao trách nhiệm xử lý rủi ro khi hàng được giao xuống tàu tại cảng đi giống như FOB, nhưng lại phải trả chi phí thuê tàu và bảo hiểm cho đến khi tàu cập bến ở cảng đến.

FOB và CIF là những điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa. Với các phương thức khác, người ta áp dụng các điều kiện tương tự là FCA và CIP.

Trong điều kiện giao hàng FCA, viết tắt cảu Free Carrier (giao cho người vận chuyển), người bán chịu trách nhiệm chở hàng đến địa điểm giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định. So với FOB, địa điểm giao hàng có thể linh hoạt, từ bến cảng, sân bay, nhà ga, chứ không nhất thiết là bến cảng.

Trong điều kiện CIP, viết tắt của Carriage and Insurance Paid tp (vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng đến điểm đã thỏa thuận với người mua (trung tâm logistics, kho, bến cảng). Người mua sẽ tự trả các chi phí còn lại để mang hàng về.

Với sự phổ biến của vận chuyển container, các chủ hàng có xu hướng áp dụng FCA và CIP cho cả vận tải đường biển thay cho FOB và CIF.

CIF

Tại sao không nên “mua CIF, bán FOB”

“Mua CIF, bán FOB” là tập quán mua bán hàng hóa với nước ngoài mà hàng hóa chỉ được giao và nhận tại cảng Việt Nam. Các khâu còn lại bên ngoài Việt Nam do phía nước ngoài đảm nhiệm.

Tập quán này thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ vì không phải quan tâm, lo lắng đến các công đoạn khác nhau như tìm thuê tàu, đàm phán giá cước thuê tàu, mua bảo hiểm… và do vậy cũng bớt những rủi ro, phức tạp có thể phải đối mặt khi xảy ra các sự cố trên đường hàng hóa vận chuyển.

Tuy nhiên, tập quán này cũng nhường cơ hội thuê tàu, mua bảo hiểm cho phía nước ngoài và nên các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam khó có cơ hội ký được hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm cho lô hàng đó.

Do vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp chủ hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam, trước hết cần thay đổi tập quán “mua CIF bán FOB”, chuyển sang mua FOB, bán CIF”. Hơn thế nữa, không chỉ là thuê tàu và mua bảo hiểm, việc thay đổi tập quán này sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp và tham gia nhiều công đoạn hơn nữa trong chuỗi cung ứng.

mua CIF bán FOB

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: info@eimskip.vn

Tags : CIF, FOB, mua CIF bán FOB, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin