CIF (Cost, Insurance, Freight) là gì? Cách tính giá CIF chuẩn nhất

Ngan Le - 13/06/2024

Tìm hiểu CIF là gì trong xuất nhập khẩu: định nghĩa đầy đủ, trách nhiệm người bán - người mua, cách tính giá CIF chính xác và khi nào nên áp dụng điều kiện CIF

CIF (Cost, Insurance, Freight) là gì? Tính giá CIF trong xuất nhập khẩu

Xem thêm:
FOB và CIF là gì? Tại sao không nên “mua CIF, bán FOB”
Nhầm trị giá CIF với FOB trên C/O sẽ ra sao?

CIF (Cost, Insurance, Freight) là gì?

CIF là viết tắt của Cost (chi phí), Insurance (bảo hiểm), và Freight (cước tải), là một trong những điều khoản trong bộ quy tắc quốc tế Incoterms. Điều này có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho việc vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng được giao đến cảng đích của người mua. Tuy nhiên, rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu.

Điều khoản CIF quy định rằng người bán hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xuất, nhưng họ vẫn phải chi trả chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho hàng hóa đến cảng đích. Đối với CIF, người bán chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa, và các chi phí liên quan đến vận chuyển đến cảng đích.

Lưu ý: Điều khoản CIF chỉ áp dụng cho vận tải biển, không áp dụng cho phương tiện vận chuyển khác như hàng không hay đường bộ. Trong trường hợp này, người ta sẽ sử dụng các điều khoản khác như CIP (Carriage and Insurance Paid to) hoặc CPT (Carriage Paid to).

Cấu trúc tên gọi của CIF sẽ có dạng: 
CIF + Tên cảng đích + Phiên bản Incoterms.

Giá CIF là gì? Cách tính giá CIF trong xuất nhập khẩu

Giá CIF là mức giá mà người bán chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cảng đích của người mua, bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, và các chi phí khác. Nó là giá được tính tại cảng của nước nhập khẩu.

Công thức tính giá CIF:
Giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa (Insurance) + Cước phí vận chuyển (Freight)

Nói cách khác, giá CIF là giá FOB cộng thêm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa.

Trong đó:

  • Giá FOB là giá của hàng hóa tại cảng xuất khẩu (được thỏa thuận giữa người bán và người mua).
  • Chi phí bảo hiểm quốc tế: Đây là khoản chi phí để bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Cước phí vận chuyển: Là chi phí để đưa hàng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó:

  • I: phí bảo hiểm
  • C: giá hàng hóa nhập khẩu (giá FOB)
  • F: lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định)
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định và phải phụ thuộc vào từng gói
  • Ví dụ minh họa tính giá CIF trong xuất nhập khẩu

Ví dụ minh họa tính giá CIF

  • Giá FOB là 2.000 USD/tấn.
  • Cước vận chuyển là 200 USD/tấn.
  • Phí bảo hiểm là 50 USD/tấn.
  • Giá CIF sẽ được tính như sau:
  • Giá CIF= 2.000+200+50 = 2.250 USD/tấn

Chuyển giao rủi ro trong CIF

Điều kiện CIF quy định rằng rủi ro sẽ chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu. Mặc dù người bán phải chịu trách nhiệm về bảo hiểm và chi phí vận chuyển cho đến khi hàng hóa đến cảng đích, người mua sẽ chịu rủi ro ngay khi hàng lên tàu.
Ví dụ, nếu có sự cố hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, người mua sẽ là bên yêu cầu bồi thường bảo hiểm từ công ty bảo hiểm.

Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF

Trách nhiệm giữa người mua và người bán trong điều kiện CIF được phân chia rõ ràng như sau:

Trách nhiệm

Người bán

Người mua

Cung cấp hàng hóa và chứng từ

Cung cấp hàng hóa, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất khẩu…

Chi phí vận chuyển và bảo hiểm

Chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cảng nhập khẩu

Thủ tục xuất khẩu

Hoàn tất thủ tục hải quan, xin giấy phép xuất khẩu nếu cần

Hợp đồng bảo hiểm

Mua bảo hiểm hàng hóa theo thỏa thuận và gửi chứng từ bảo hiểm cho người mua

Chi phí kiểm tra, đóng gói

Thanh toán chi phí kiểm tra, kiểm định chất lượng, đóng gói

Thanh toán giá trị hàng hóa

Thanh toán theo điều kiện hợp đồng mua bán

Thủ tục nhập khẩu

Làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuế, lệ phí tại cảng nhập khẩu

Chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro sau khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu Nhận rủi ro từ thời điểm hàng được xếp lên tàu

Nhận hàng

Nhận hàng tại cảng đến

Các thuật ngữ liên quan đến CIF

Thuật ngữ

Giải thích

FOB (Free on Board)

Người bán giao hàng lên tàu tại cảng xuất khẩu. Rủi ro và chi phí chuyển sang người mua tại thời điểm hàng lên tàu.

Incoterms

Bộ quy tắc thương mại quốc tế do ICC ban hành, quy định trách nhiệm người bán và người mua trong giao dịch quốc tế.

Freight (Cước vận chuyển)

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp đến cảng dỡ. Trong CIF, chi phí này do người bán chịu.

Insurance (Bảo hiểm)

Trong CIF, người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của người mua trong quá trình vận chuyển.

Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

Chứng từ vận chuyển quan trọng xác nhận hàng đã được xếp lên tàu, do hãng tàu cấp.

Cảng xếp (Port of Loading)

Cảng nơi hàng hóa được xếp lên tàu. Là điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện CIF.

Cảng dỡ (Port of Discharge)

Cảng đến, nơi hàng được dỡ xuống. Là nơi người mua nhận hàng và hoàn tất nhập khẩu.

Câu hỏi thường gặp

CIF và FOB là gì?

  • FOB (Free On Board): Người bán chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng xuất khẩu. Sau đó, người mua chịu trách nhiệm về vận chuyển và bảo hiểm từ đó trở đi.
  • CIF (Cost, Insurance, Freight): Người bán chịu trách nhiệm cho cả chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí liên quan cho đến khi hàng hóa đến cảng đích của người mua.

CIF là viết tắt của gì?
CIF là viết tắt của Cost (chi phí), Insurance (bảo hiểm), và Freight (cước vận chuyển).
CIF người mua chịu phí gì?
Người mua sẽ chịu các chi phí sau khi hàng hóa đến cảng đích, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu
  • Chi phí thông quan và các lệ phí hải quan khác
  • Chi phí vận chuyển từ cảng đến địa điểm nhận hàng cuối cùng
  • Phí lưu kho tại cảng (nếu có)

Khi nào nên sử dụng CIF?
Điều kiện CIF thường được sử dụng khi:

  • Người bán muốn kiểm soát toàn bộ quá trình vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
  • Người mua không có khả năng hoặc không muốn quản lý vận chuyển và bảo hiểm quốc tế.
  • Hàng hóa cần được bảo vệ chặt chẽ trong suốt quá trình vận chuyển, đặc biệt là với các mặt hàng có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng.
     
Tags : CIF, Incoterm, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin