Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn chưa hiểu về thuật ngữ kho bảo thuế, những quy định để doanh nghiệp được công nhận là kho bảo thuế và loay hoay trong không biết làm thế nào để đưa hàng hóa vào kho bảo thuế dẫn đến việc chậm trễ trong quy trình sản xuất và xuất khẩu. Cùng Eimskip tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến kho bảo thuế là gì? Các thủ tục và quy định liên quan?
Xem thêm: Top 5 công ty cho thuê kho lạnh tại TP HCM uy tín 2024
Kho bảo thuế là gì? Phân biệt kho bảo thuế và kho ngoại quan?
Kho bảo thuế là gì?
Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:"Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế."
Kho ngoại quan là gì?
Còn theo khoản 10 điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
"Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam."
Phân biệt kho bảo thuế và kho ngoại quan
Tiêu chí |
Kho bảo thuế |
Kho ngoại quan |
Loại hàng lưu trữ |
- Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu.
- Hàng hóa đã thông quan nhưng chưa nộp thuế. |
- Hàng nhập khẩu đang hoàn tất thủ tục hải quan.
- Hàng quá cảnh hoặc chuẩn bị xuất khẩu.
- Hàng hóa đã thông quan và sẵn sàng xuất khẩu.
- Hàng buộc phải tái xuất. |
Thời gian thuê kho |
Không quá 12 tháng từ ngày hàng vào kho. |
Không quá 12 tháng từ ngày hàng vào kho. |
Dịch vụ và hoạt động |
- Nguyên liệu chỉ dùng để sản xuất hàng xuất khẩu- Quản lý và theo dõi số liệu phải tuân thủ quy định kế toán. |
- Gia cố kiện hàng, đóng gói, chia gói, phân loại.
- Chuyển quyền sở hữu.
- Lấy mẫu hàng theo yêu cầu thủ tục hải quan.
- Pha chế hoặc chuyển đổi chủng loại nếu đáp ứng yêu cầu. |
Cần biết những gì về thủ tục hải quan khi đưa hàng hóa vào kho bảo thuế?
Hoạt động của kho bảo thuế được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Do đó, việc đưa hàng hóa vào kho bảo thuế phải tuân thủ các thủ tục hải quan tương tự như đối với hàng nhập khẩu, với điểm khác biệt chính là doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Để đưa hàng hóa vào kho bảo thuế, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ Sơ Chứng Từ
Bước 2: Khai Báo và Nộp Tờ Khai Hải Quan:
Bước 3: Hoàn thiện và nộp tờ khai hải quan
Bước 4: Lấy Kết Quả Phân Luồng
Bước 5: Nhập Hàng Vào Kho
Tiến hành nhập hàng vào kho bảo thuế theo quy định. Lưu ý rằng quy trình nhập hàng vào kho có thể bao gồm bước nộp thuế tại các kho thông thường, nhưng không áp dụng cho kho bảo thuế.
Bước 6: Thông quan hàng hóa
Hoàn tất các thủ tục thông quan theo quy định của cơ quan hải quan, đảm bảo rằng tất cả thông tin và chứng từ đều chính xác và đầy đủ.
Lưu ý rằng tờ khai hải quan phải bao gồm đầy đủ các thông tin về hàng hóa, như tên, chủng loại, số lượng và đặc điểm. Các thông tin này phải được cập nhật và khai báo đúng quy định.
Xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu: Bộ chứng từ và Điều kiện thông quan
FIFO: Nguyên Tắc Quản Lý Hàng Tồn Kho Cho Hàng Hóa Ngắn Ngày
Điều kiện xây dựng và quy trình đề nghị công nhận kho bảo thuế là gì?
Điều kiện để thành lập kho bảo thuế là gì?
Để được cấp phép xây dựng kho bảo thuế, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp: Doanh nghiệp phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
- Không thuộc diện cưỡng chế: Doanh nghiệp không thuộc diện phải cưỡng chế hoặc bị xử lý vi phạm pháp luật.
- Đáp ứng tiêu chuẩn quản lý sổ sách: Doanh nghiệp phải có hệ thống sổ sách và chứng từ đầy đủ để theo dõi hoạt động xuất nhập kho và xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật.
- Vị trí xây dựng kho: Kho bảo thuế phải được xây dựng trong khu vực của nhà máy hoặc cơ sở sản xuất, nhằm thuận tiện cho việc giám sát và quản lý của cơ quan hải quan.
- Trách nhiệm hợp tác: Khi kho bảo thuế đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc giám sát và kiểm tra kho khi có yêu cầu.
- Quyền quyết định: Tất cả các quyết định liên quan đến việc thành lập, gia hạn, tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động của kho bảo thuế thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Quy trình cần biết để được công nhận kho bảo thuế?
Quy trình đề nghị và công nhận kho bảo thuế được quy định tại Điều 18 Nghị định 68/2016/NĐ-CP như sau:
Nộp hồ sơ đề nghị:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị công nhận kho bảo thuế đến Tổng cục Hải quan, có thể gửi trực tiếp qua bưu điện hoặc nộp qua hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hải quan.
Hồ sơ cần nộp bao gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận kho bảo thuế.
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho bảo thuế (01 bản sao).
Kiểm tra hồ sơ:
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế kho.
Quyết định công nhận:
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kiểm tra hồ sơ và thực tế kho, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ đưa ra quyết định công nhận hoặc gửi văn bản phản hồi nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện.
Yêu cầu bổ sung hồ sơ:
Nếu hồ sơ hợp lệ nhưng chưa đầy đủ, Tổng cục Hải quan sẽ thông báo yêu cầu bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ. Doanh nghiệp phải bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
Xử lý hồ sơ không đáp ứng:
Nếu sau 30 ngày làm việc kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp không phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy bỏ hồ sơ đó.
Kho lạnh thủy sản hiện đại, giá tốt
Cho thuê kho lạnh tại Long An gần KCN Vĩnh Lộc 2
Câu hỏi thường gặp?
1. Chủ sở hữu kho hàng tạm hoãn thuế tại Việt Nam có phải thông báo trước cho cơ quan hải quan về kế hoạch dự kiến đưa vật liệu và hàng hóa từ kho ra sản xuất không?
Theo Khoản 2, Điều 63 của Luật Hải quan năm 2014:
"Chủ sở hữu kho hàng tạm hoãn thuế có quyền và nghĩa vụ sau:
c/ Thông báo trước cho cơ quan hải quan về kế hoạch dự kiến đưa vật liệu và hàng hóa từ kho hàng tạm hoãn thuế ra sản xuất;
d/ Thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan quản lý kho hàng tạm hoãn thuế về nhu cầu thực tế của hàng hóa và hoạt động của kho hàng tạm hoãn thuế mỗi ba tháng một lần;
dd/ Lập danh sách tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu và tổng số lượng vật liệu và hàng hóa đã đưa vào kho hàng tạm hoãn thuế cùng danh sách tổng hợp các tờ khai hải quan xuất khẩu và tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu trong năm trước, và gửi cho Cục Hải quan quản lý kho hàng tạm hoãn thuế không muộn hơn ngày 31 tháng 1 hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên, chủ sở hữu kho hàng tạm hoãn thuế phải thông báo trước cho cơ quan hải quan về kế hoạch dự kiến đưa vật liệu và hàng hóa từ kho ra sản xuất."
2. Thời gian lưu trữ vật liệu và hàng hóa trong kho hàng tạm hoãn thuế phục vụ sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam là bao lâu?
Theo Khoản 2, Điều 61 của Luật Hải quan năm 2014:
"Thời gian lưu trữ vật liệu và hàng hóa trong kho hàng tạm hoãn thuế phục vụ sản xuất xuất khẩu là không quá 12 tháng kể từ ngày hàng hóa được đưa vào kho. Trong trường hợp có lý do hợp lý theo yêu cầu của quy trình sản xuất, Trưởng phòng Hải quan phụ trách kho hàng tạm hoãn thuế có thể gia hạn thời gian lưu trữ, nhưng phải phù hợp với chu kỳ sản xuất."
3. Kho hàng tạm hoãn thuế có thể chỉ được thiết lập trong khu vực xưởng của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam không?
Theo Điều 62 của Luật Hải quan năm 2014 về yêu cầu thành lập kho hàng tạm hoãn thuế:
"Kho hàng tạm hoãn thuế phải được thiết lập trong khu vực xưởng của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu."
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền quyết định việc thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, đình chỉ và chấm dứt hoạt động của các kho hàng tạm hoãn thuế.
Như vậy, kho hàng tạm hoãn thuế chỉ được phép thiết lập trong khu vực xưởng của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam.
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline: Mr. Long - 0919 226 984
Email: long@eimskip.vn