Chargeable Weight là gì và cách tính Chargeable Weight Hàng Air

Vy Ngô - 09/10/2024

Trong vận chuyển hàng không, Chargeable Weight là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng để xác định chi phí vận chuyển hàng hóa. Chargeable Weight được tính bằng cách so sánh giữa Volume Weight và Gross Weight. Trong bài viết này, Eimskip sẽ cùng bạn khám phá Chargeable Weight là gì và cách tính Chargeable Weight hàng Air một cách chi tiết.

Chargeable Weight là gì?

Chargeable Weight là gì?

Chargeable Weight là trọng lượng được sử dụng để xác định chi phí vận chuyển hàng hóa, có thể là trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng thể tích, tùy thuộc vào trọng lượng nào lớn hơn.

Phân biệt Gross Weight và Chargeable Weight

Trọng Lượng Thực Tế (Gross Weight)

Trọng lượng thực tế của lô hàng bao gồm trọng lượng của hàng hóa và bao bì.

Khối Lượng Thể Tích (Volume Weight)

Khối lượng thể tích hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (volume/ volumetric/ dimensional weight) là một loại quy đổi từ khối lượng của một lô hàng. Công thức để tính khối lượng thể tích được quy định bởi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) như sau:

Khối lượng thể tích = (Kích thước dài x Kích thước rộng x Kích thước cao) / 6000

Công thức này được sử dụng để tính khối lượng thể tích của lô hàng dựa trên kích thước của hàng hóa.

Quy trình và cách tính Chargeable Weight hàng Air

Thực hiện theo trình tự các bước sau để tính Chargeable Weight:

Bước 1: Tính Gross Weight

Trước tiên, bạn cần tính Gross Weight bằng cách cộng tổng trọng lượng của tất cả các loại hàng trong lô.

Bước 2: Tính Volume Weight

Đo kích thước dài, rộng, cao của từng đơn vị hàng. Đối với hàng có hình dạng khác hộp chữ nhật, chúng ta quy đổi kích thước để lấy kích thước hộp chữ nhật bao quanh. Sử dụng đơn vị kích thước là centimet (cm)
Công thức tính VW: VW = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/6000

Bước 3: Tính Chargeable Weight

Sau khi đã tính được hai khối lượng là GW (Gross Weight) và VW (Volume Weight) với cùng một đơn vị, chẳng hạn kg hoặc lb, ta tiến hành so sánh và chọn giá trị cao nhất, đó chính là Chargeable Weight. 

Ví dụ

Bạn muốn gửi một lô hàng bao gồm 15 kiện hàng, mỗi kiện hàng có kích thước trong thông số là 120 cm x 100 cm x 150 cm.

Khối lượng mỗi kiện là 800 kg/trọng lượng cả bì.

Cách tính sẽ như sau: 

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của mặt hàng (Gross Weight)

Muốn so sánh các trọng lượng theo thể tích, bạn phải biết tổng trọng lượng của mặt hàng. Tổng trọng lượng hàng hóa trong đợt này được tính 12.000 kg.

Bước 2: Tính Khối lượng Lô hàng (Volume Weight)

Muốn tính trọng lượng thể tích, khối lượng lô hàng phải được tính bằng mét khối.

  • Kích thước gói hàng ⇒ 120 cm x 100 cm x 150 cm
  • Kích thước gói hàng ⇒ 1,2 m x 1 m x 1,5 m
  • Thể tích 1 gói = 1,2 m x 1 m x 1,5 m = 1,8 m3 (mét khối)
  • Tổng lượng hàng = 15 x 1,8 m3 = 27 m3

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

  • Thể tích của lô hàng lấy nhân với hằng số trọng lượng thể tích. Với hằng số quy ước cho trọng lượng thể tích là:
  • Hằng số trọng lượng thể tích đối với vận tải hàng không = 167 kg/m3
  • Trọng lượng Kích thước = Tổng Khối lượng Hàng hóa x Trọng lượng Kích thước Không đổi
  • Trọng lượng thể tích = 27m3 x 167 kg/m3 = 4.499 kg

Bước 4: Tính trọng lượng tính cước của lô hàng (Chargeable Weight)

Cần so sánh tổng trọng lượng của mặt hàng với trọng lượng theo thể tích của mặt hàng đó và lựa chọn ra giá trị lớn hơn.

Sau đây là kết quả trọng lượng tính cước của một lô hàng hàng không cụ thể:

  • Tổng trọng lượng của lô hàng là 12.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng là 4.499 kg
  • Trọng lượng theo thể tích cao hơn tổng trọng lượng thực tế vì vậy trọng lượng theo thể tích được sử dụng làm trọng lượng tính phí là 4.499 kg.

Xem thêm: 

Lưu Ý Khi Tính Chargeable Weight

Khi tính Chargeable Weight, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Trong vận tải hàng không, 1m3 được quy ước tương đương 166,67 kg

Đảm Bảo Chính Xác

Trước khi tính Chargeable Weight, bạn cần đảm bảo rằng Gross Weight và Volume Weight được tính chính xác.

Sử Dụng Bảng Giá KGS

Khi tính Chargeable Weight, bạn cần sử dụng bảng giá KGS (theo trọng lượng KG) để xác định chi phí vận chuyển.

Các Loại Cước Vận Chuyển Hàng Không

Chargeable Weight là gì?

Hãng bay khi vận tải hàng air thường áp dụng nhiều loại cước với từng nhóm hàng khác nhau được phân định cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định. Dưới đây là một số loại cước vận chuyển hàng không:

Cước Thông Thường (Normal Rate)

Mức này là tối thiểu mà hãng bay chấp nhận làm để chuyển 1 lô hàng. Hãng bay thường yêu cầu cân lại hàng ở sân bay và thực tế là các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.

Cước Hàng Bách Hóa (General Cargo rate - GCR)

Mức này là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.

Cước Hàng Theo Loại (Class Cargo rate)

Mức này áp dụng với từng loại hàng nhất định theo quy định của hãng bay. Ví dụ, với các loài động vật sống = 150% so với cước bách hóa, hàng vàng, bạc có mức cước = 200% so với cước bách hóa, sách, báo, hành lý = 50% so với cước bách hóa, v.v.

Cước Hàng Gửi Nhanh (Priority rate)

Phí áp dụng với hàng gửi nhanh cao hơn 30-40%, đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.

Xử Lý Tình Trạng Hàng Sai Trọng Lượng Gross Weight

Hải quan sẽ quan tâm tới Gross Weight còn hãng hàng không quan tâm tới Chargeable Weight (vì có lợi cho họ khi tính cước). Tình trạng hàng đóng tại kho cân xong mang ra sân bay cân lại lệch số cân lên là bình thường vì khi cân và đóng gói có thể các bạn ước lượng số cân số kiện rồi nhân lại nhưng chưa thực tế cân cả thùng hàng hoặc kiện hàng lại khác hoặc do thực tế đóng hàng. Vậy nếu doanh nghiệp đã truyền tờ khai mà ra làm thủ tục cân hàng bị lệch thì xử lý thế nào?

Khi gặp phải tình trạng cân hàng bị lệch, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau để xử lý:

  1. Khai báo bổ sung: Nếu cần, doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định của Thông tư 39/2018/TT-BTC để xem liệu việc khai báo bổ sung có thích hợp không.
  2. Cập nhật thông tin: Nếu có chênh lệch về trọng lượng, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng cần cập nhật thông tin trọng lượng thực tế vào hệ thống và thông báo cho cơ quan hải quan.
  3. Xử lý khi cơ quan hải quan kiểm tra: Trong trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra và có phát hiện chênh lệch trọng lượng, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chính xác và hợp lý.

Bài viết trên đây đã giải đáp rõ ràng về khái niệm Chargeable Weight và chỉ ra cách tính cước hàng air cụ thể, hi vọng có thể cung cấp cho quý độc giả nhiều thông tin bổ ích.

Eimskip Vietnam cung cấp dịch vụ Khai thuê hải quan trọn gói, chuyên về các mặt hàng: 

  • Hàng Kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Hàng gia công
  • Hàng tạm nhập tái xuất

Nếu có nhu cầu Khai thuê hải quan về các mặt hàng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

Xem thêm:

_______________________

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: long@eimskip.vn

Tags : dịch vụ khai thuê hải quan, quy trình thủ tục hải quan, Thủ tục Hải quan, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin