1. C/O là gì?
C/O là tài liệu xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nó chứng minh rằng sản phẩm được xuất khẩu từ một quốc gia nào đó và đáp ứng các tiêu chuẩn nguồn gốc cụ thể của quốc gia đó.
Vai trò của C/O
Áp dụng thuế quan ưu đãi: Các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia thường đi kèm với việc áp dụng thuế quan ưu đãi đối với hàng hóa có C/O. Điều này giúp giảm bớt chi phí và làm cho hàng hóa trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Xác minh nguồn gốc: C/O chứng minh rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, và tạo niềm tin cho người mua hàng.
Thỏa thuận thương mại: C/O là căn cứ để thực hiện thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia, đảm bảo tuân thủ các quy định và cam kết.
2. Cơ quan tổ chức nào cấp C/O
Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): VCCI được ủy quyền cấp C/O cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
Các phòng quản lý Xuất nhập khẩu tại các tỉnh, thành phố: Các phòng quản lý Xuất nhập khẩu tại các địa phương cũng có thể được ủy quyền cấp C/O
Để biết thêm thông tin chi tiết và địa chỉ cấp C/O của các tỉnh thành, bạn có thể tham khảo tại trang web: https://www.ecosys.gov.vn
3. Các loại C/O phổ biến hiện nay
Các biểu mẫu C/O thông dụng hiện nay được chia thành từng lô hàng hoặc nước xuất khẩu cụ thể, và cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp C/O theo biểu mẫu tương ứng. Các biểu mẫu C/O chính hiện nay bao gồm:
3.1. Biểu mẫu C/O A, B, D
Biểu mẫu C/O A: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến các nước hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Việt Nam
Biểu mẫu C/O B: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến tất cả các nước, cấp theo quy định không ưu đãi về nguồn gốc xuất xứ
Biểu mẫu C/O D: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEP
3.2. Biểu mẫu C/O nhóm các nước Đông Nam Á & châu Á
Biểu mẫu C/O E: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến Trung Quốc và các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
Biểu mẫu C/O AK (ASEAN – Hàn Quốc): Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến Hàn Quốc và các nước ASEAN hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
Biểu mẫu C/O AJ (ASEAN – Nhật Bản)
Biểu mẫu C/O AI (ASEAN – Ấn Độ)
Biểu mẫu C/O AANZ (ASEAN – Úc – New Zealand)
Biểu mẫu C/O VJ (Việt Nam – Nhật Bản): Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến Nhật Bản hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.
3.3. Biểu mẫu C/O đặc biệt cho Việt Nam với các đối tác thương mại cụ thể
Biểu mẫu C/O VC (Việt Nam – Chile)
Biểu mẫu C/O S (Việt Nam – Lào)
Biểu mẫu C/O GSTP: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến các nước tham gia bộ máy ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP)
Biểu mẫu C/O ICO: Sử dụng cho hàng cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu đến tất cả các quốc gia theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)
Biểu mẫu C/O Dệt may (gọi tắt là biểu mẫu T): Sử dụng cho hàng dệt may xuất khẩu đến EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU
Biểu mẫu C/O Mexico (thường gọi là Anexo III): Sử dụng cho hàng dệt may và giày dép xuất khẩu đến Mexico theo quy định của Mexico
Biểu mẫu C/O Venezuela: Sử dụng cho hàng xuất khẩu đến Venezuela theo quy định của Venezuela
Biểu mẫu C/O Peru: Sử dụng cho hàng giày dép xuất khẩu đến Peru theo quy định của Peru
4. Quy trình cấp C/O tại VCCI
1. Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống gồm:
+ Khai báo đơn xin cấp trên hệ thống
+ Scan các file đính kèm.
- Dung lượng tối đa: không quá 2mb/file
2. Tự động cấp số C/O
Hệ thống VCCI: Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.
Doanh nghiệp:
Tiếp nhận số C/O. Hệ thống DN tiếp nhận số C/O.
Sửa hồ sơ. DN có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.
3. Gửi hồ sơ
Doanh nghiệp: gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện
4. Tiếp nhận hồ sơ
Hệ thống VCCI: Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống DN.
5. Xét duyệt hồ sơ
Hệ thống VCCI: Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ.
Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển bước 6.
Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.
6. Từ chối hồ sơ
Hệ thống VCCI: Chuyên viên VCCI từ chối hồ sơ. Yêu cầu nhập: - Lý do từ chối.
Doanh nghiệp: Nhận thông báo từ chối hồ sơ. Doanh nghiệp nhận TB từ chối từ hệ thống VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo bước 6.2
Doanh nghiệp: Bổ sung, chỉnh sửa thông tin. Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu rồi gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3.
7. Duyệt cấp C/O
Hệ thống VCCI: Khi hồ sơ đầy đủ, chuyên viên xem xét rồi duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp: Nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp ℅
8. Ký và đóng dấu trên form C/O
VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho DN
Trạng thái các bước xử lý:
a. Bước 4 - Tiếp nhận hồ sơ: Đã tiếp nhận đơn
b. Bước 5 - Xét duyệt hồ sơ:
- Hồ sơ hợp lệ: Chờ cấp phép
- Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được duyệt (kiểm tra phần "Ý kiến xử lý" để biết thêm chi tiết)
c. Bước 7 - Duyệt cấp C/O:
- Hồ sơ hợp lệ: Chờ thu phí hoặc Không thu phí
- Hồ sơ không hợp lệ: Hồ sơ không được cấp phép (kiểm tra phần "Ý kiến xử lý" để biết thêm chi tiết)
d. Thu phí (nếu có): Đã thu phí
e. Bước 8 - Ký và đóng dấu trên form C/O: Đã trả hồ sơ
Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan, Dịch vụ khai thuê hải quan
5. Dịch vụ làm C/O tại Eimskip
5.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thường bao gồm các tài liệu sau
Bộ hồ sơ hải quan: bao gồm các tài liệu như hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận tải đơn, tờ khai hải quan xuất khẩu thông quan
Hồ sơ thương nhân (đối với doanh nghiệp xin cấp C/O lần đầu)
Đơn xin cấp C/O
Bảng kê nguyên phụ liệu
Hóa đơn/chứng từ nguyên phụ liệu đầu vào chứng minh nguồn gốc sản phẩm
Tất cả những điều này đều đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh nguồn gốc và tính xuất xứ của hàng hóa khi xin cấp giấy C/O
5.2. Các dịch vụ liên quan đến C/O Eimskip cung cấp
Dịch Vụ Tư Vấn Kiểm Tra C/O
Dịch vụ xin C/O thay mặt khách hàng
Dịch Vụ Làm Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa C/O
Các dịch vụ liên quan khác
5.3 Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ C/O tại Eimskip
Kiến thức sâu rộng về quy định và tiêu chuẩn C/O tại các thị trường quốc tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin xử lý các loại C/O phổ biến như Form A, B, D, E, AK, AJ, AI, AANZ, và nhiều form khác.
Hỗ trợ tư vấn về yêu cầu cụ thể của từng quốc gia nhập khẩu. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn từ khi bắt đầu đến khi hoàn tất quy trình xin C/O, đảm bảo bạn không gặp rắc rối nào trong quá trình này.
Xin C/O tại các cơ quan có thẩm quyền: Chúng tôi có khả năng xin C/O tại các cơ quan có thẩm quyền như Phòng quản lý XNK tại các tỉnh, thành phố và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Điều này đảm bảo việc xin C/O diễn ra đúng quy định và tiết kiệm thời gian cho bạn.
Đảm bảo độ chính xác và đúng hẹn trong việc xin cấp C/O.
Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình xin cấp C/O.
Với Eimskip, bạn không chỉ đơn thuần là khách hàng mà còn là đối tác đáng tin cậy trên con đường xuất khẩu thành công. Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn trong việc xin C/O và các dịch vụ liên quan để mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm:
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Email: long@eimskip.vn