Tất cả tin tức

Nhân viên kinh doanh hàng lẻ LCL Consolidation
17/11 2023

Nhân viên kinh doanh hàng lẻ LCL Consolidation

Eimskip Vietnam tuyển dụng Nhân viên kinh doanh hàng lẻ LCL Consolidation tháng 11/ 2023. Với hơn 100 năm hoạt động tại 20 quốc gia, đội ngũ 1711 nhân viên, quản lý 43 kho và 18 tàu hàng trên toàn cầu

Tuyển dụng Sales LCL Console Supervisor
27/10 2023

Tuyển dụng Sales LCL Console Supervisor

Eimskip Vietnam được thành lập vào năm 2007, cung cấp các dịch vụ logistics bao gồm 4 dịch vụ chính: Cho Thuê Kho, Vận chuyển đường biển (FCL &LCL), Khai thuê Hải Quan và Vận chuyển đường bộ. Hoạt động hơn 100 năm tại 20 quốc gia, với đội ngũ 1711 nhân viên, quản lý 43 kho và 18 tàu hàng trên toàn cầu. Để phát triển lớn mạnh như thế, chúng tôi đã áp dụng hiệu quả 6 chính sách nhân sự, đã đảm bảo về an toàn sức khỏe và phát triển con người tại Eimskip.Xem Phiên bản Tiếng Anh - Tuyển dụng Sales LCL Console SupervisorCHI TIẾT CÔNG VIỆCTổ chức và điều phối dự án dịch vụ LCL Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và tìm kiếm khách hàngPhối hợp với đại lý Eimskip ở các nước để lên triển khai dự ánNắm bắt thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và gặp gỡ khách hàng thường xuyên;Xem xét và đề xuất phương thức kinh doanh mới cho ban lãnh đạo nhằm tăng lượng khách hàng, tạo ra doanh số;Lên kế hoạch các chương trình quảng cáo và bán hàng.Làm báo cáo tuần, tháng, quý theo yêu cầu của cấp trên.Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp trong buổi phỏng vấn.YÊU CẦU CÔNG VIỆCTốt nghiệp Đại học Kinh tế, Thương mại Quốc tế, hoặc lính vực liên quanÍt nhất 2 năm kinh nghiệm về sale LCL hoặc hàng console. Đã có kinh nghiệm về giá cả LCL/CONSOL/FREIGHT FORWARDING.Kỹ năng đàm phán, tổ chức, lập kế hoạch và phân tích.Năng động và tự tạo động lực tốt, Có tư duy phân tích & dự đoán thị trường.Tiếng Anh giao tiếp tốt.PHÚC LỢIMức lương cạnh tranh + % bonus + bonus trách nhiệm (thỏa thuận khi phỏng vấn).Bảo hiểm theo Luật Lao động. Phụ cấp cơm trưa, điện thoại, đồng phục + các phụ cấp theo vị trí.Số lượng ngày phép: 12Được tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng công việc & chuyên môn.Các quyền lợi khác sẽ được trao đổi khi phỏng vấn.Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Bảy (8:00 - 17:00) Địa chỉ: 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM.Gửi CV /Porfolio tại: Email: Info@eimskip.vn

Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định
07/02 2023

Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định

Với chủ trương tiến hành thương mại hóa cao, tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc đẩy mạnh khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường.. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đăng ký và kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói, v.v...  Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc gồm 11 loại trái cây song hành với những chính sách quản lý tiêu chuẩn cao. Và nếu phi phạm bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào có thể từ chối ký kết với loại trái cây đó.  Do vậy, để xuất khẩu được rau quả vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được Chính phủ Trung Quốc quy định. Tổng quan về thị trường xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với ước mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân nhờ vào việc Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 đã tạo đà cho xuất khẩu năm 2023. Thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau thời gian dài áp dụng chính sách “Zero Covid”.  Trung Quốc cũng đã cấp phép để sầu riêng, chanh leo và khoai lang của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch. Những yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc  Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: Đối với Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu. Điều này để đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc Tem dán và chứng nhận an toàn sản phẩm: Đối với thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát, v.v... phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu phí dán nhãn có hình và nhãn dính có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các trường hợp Xử lý vi phạm tiêu chuẩn chất lượng  Để xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật. Đồng thời, GACC sẽ thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình. Trong trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại khác vượt tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối hoặc tiêu hủy. GACC cũng thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình.  Các yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc Yêu cầu về Mã số vùng trồng Những lô hàng từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp nhận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.  Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại những cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tại địa phương. Bạn có thể liên lạc với Eimskip để được hỗ trợ đăng ký mã vùng trồng  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc Khoản 28 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm. Trong bối cảnh các nước đều đang tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao các quy định về kiểm dịch vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật như hiện nay, các sản phẩm nông sản đều cần phải đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép thì sản phẩm của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và điều kiện về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Cục Quản lý nhà nước về quản lý thị trường đã ban hành Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia - Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (GB 2763-2019). Tiêu chuẩn này áp dụng từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, các quy định mới của Trung Quốc hiện nay đã tiệm cận thị trường châu Âu (EU). Đáng lưu ý, trong danh mục 376 thực phẩm, nước này vừa ban hành tiêu chuẩn quy định hơn 10.000 mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, tăng lần lượt 42% và 16,7% so với tiêu chuẩn năm 2019. Trung Quốc cũng ban hành danh mục gồm 500 loài sinh vật gây hại thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật đều là các loại sinh vật gây hại phổ biến thường kèm các loại trái cây tươi Việt Nam như: rệp, ruồi đục quả, v.v… Tóm lại Khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc,  cần tìm hiểu rõ Quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu và các quy định có liên quan, v.v...  CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: info@eimskip.vn

Eimskip mở tuyến vận chuyển hàng lẻ LCL từ Việt Nam đến Rotterdam
27/10 2022

Eimskip mở tuyến vận chuyển hàng lẻ LCL từ Việt Nam đến Rotterdam

Nếu bạn đang cần 1 giải pháp vận chuyển linh hoạt và giá cả tiết kiệm ngay cả khi khối lượng hàng hóa của bạn không đủ lấp đầy 1 container, thì dịch vụ vận chuyển LCL chính là giải pháp phù hợp của bạn. Các giải pháp về vận chuyển LCL giúp bạn tiết kiệm tiền và giảm thiểu mức tồn kho giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện dòng tiền. Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu tại Rotterdam - Hà Lan Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hà Lan 4 tháng đầu năm 2022 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 17.8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan đạt hơn 3,12 tỷ USD, tăng gần 18,5%; kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan đạt 192 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, Hà Lan cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta ở Liên minh châu Âu (EU) và cả châu Âu nói chung.  Rotterdam – “Vị trí vàng” khẩu khẩu sang Châu Âu? Trung tâm vận chuyển container rỗng bật nhất Châu Âu: với các bãi container có diện tích hơn 485.622 m2.  Trung tâm trung chuyển: với 42 chuyến tàu vận tải tuyến xa/tuần. 100 dịch vụ vận chuyển trực tiếp (direct) cho 200 cảng trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam). Là cảng lớn nhất Châu Âu: đạt sản lượng khai thác 14.349.446 TEU năm 2020. Rotterdam là cảng biển nhộn nhịp nhất châu Âu và đây là cảng biển lớn thứ 10 trên thế giới. Tuyến vận chuyển hàng lẻ LCL mới từ Việt Nam đến Rotterdam và ngược lại Giờ đây, bạn có thể tận hưởng toàn bộ lợi ích của LCL đối với các chuyến hàng của mình từ Việt Nam đến Rotterdam với Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL hàng tuần mới tại Cát Lái - Rotterdam của Việt Nam với các tính năng sau: Trạm xuất xứ: Cát Lái Trạm đích: Rotterdam Ngày khởi hành: Thứ ba Thời gian vận chuyển: 26 ngày Với dịch vụ gom hàng lẻ LCL của Eimskip, doanh nghiệp của bạn sẽ được hưởng lợi từ mạng lưới toàn cầu của chúng tôi, dịch vụ gom hàng và các tuyến đường dành riêng cho phép chúng tôi cung cấp mức độ tin cậy cao nhất về thời gian vận chuyển.  Nhận báo giá gom hàng lẻ LCL của bạn ngay hôm nay và khám phá phương thức vận chuyển linh hoạt, giá cả phải chăng và đáng tin cậy.

Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL doanh nghiệp cần nắm
04/10 2022

Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL doanh nghiệp cần nắm

Sự chậm trễ về thời gian có thể đến từ việc xuất trình giấy tờ sai với hải quan. Việc xuất trình giấy tờ sai cho hải quan sẽ dẫn đến sự chậm trễ. Và làm phát sinh nhiều chi phí không mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức để quá trình vận chuyển cho lô hàng LCL trở nên thuận lợi nhé! Đối với vận chuyển hàng lẻ LCL cần phải tuân thủ các nguyên tắc 1 cách nghiêm ngặt. Điều bạn cần cho một đơn hàng đó là: 1 bộ tài liệu phù hợp cho tuyến đường lô hàng cần đi.  Trả thuế và Thực hiện nghĩa vụ do Chính phủ quốc gia đó quy định. Đóng gói đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro Bạn có thể quen thuộc nguyên tắc trong vận chuyển hàng nguyên FCL và vận chuyển hàng không. Nhưng với vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ có nhiều Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL khác nhau. Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề khác nhau đó. Cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các quy tắc vận chuyển LCL.  1. Những loại giấy tờ tôi cần trong LCL là gì? Với tất cả các lô hàng,bạn cần xuất trình các loại giấy tờ phù hợp với cơ quan chức năng khi xuất nhập hàng hóa. Danh sách các giấy tờ trong vận chuyển LCL phụ thuộc vào hai điều: Loại hàng hóa bạn đang di chuyển và địa điểm bạn vận chuyển đến và đi. Để thông quan hàng hóa LCL của bạn tại hải quan. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ phải xuất trình một số tài liệu chính bao gồm: Hóa đơn thương mại Bảng kê hàng hóa Vận đơn Tờ khai hải quan xuất khẩu / nhập khẩu Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu cần) Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL   2. Các khoản phí tôi phải trả là gì? Trong tất cả phương thức vận chuyển, LCL sẽ có nhiều khoản phí nhỏ được thu bởi nhiều đơn vị khác nhau. Tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, sẽ có các khoản phí thu khác nhau như: Đóng phí tại Kho hàng - nơi chứa hàng Đóng phí tại Tổ chức chịu trách nhiệm xếp hàng & vận chuyển Các khoản thuế cho Chính phủ Lời khuyên, hãy nên tìm công ty giao nhận rõ ràng về chi phí trong từng giai đoạn trong quá trình báo giá. Và có sự cam kết không phát sinh thêm chi phí nào. Như với tất cả các phương thức vận chuyển. Với LCL, bạn phải chịu các khoản phí do các đơn vị khác nhau thu. Tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, bạn có thể bị tính phí bởi kho hàng nơi chứa hàng LCL và tổ chức chịu trách nhiệm xếp hàng và di chuyển hàng LCL của bạn tại các bến cảng. Bạn cũng có thể phải trả các khoản thuế và nghĩa vụ của chính phủ.  3. Làm sao tôi có thể tuân thủ tất cả các quy định của chính phủ? Bạn cần chuyển hàng đến nhiều quốc gia khác nhau, vì thế bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tại các quốc gia. Điều này sẽ làm tốn nguồn lực và thời gian khi luôn phải cập nhật sự thay đổi quy định các quốc gia tại mỗi thời điểm. Thế nên, hợp lý nhất khi bạn lựa chọn nhà giao nhận có kinh nghiệm. Họ thường xuyên có tuyến hàng lẻ đến quốc gia bạn xuất hàng. Họ sẽ đảm bảo được các yêu cầu cần thiết tại thời điểm đó.   4. Đóng gói hàng lẻ LCL sao cho đúng Lô hàng của bạn sẽ tránh được 80% hư hỏng nếu bạn biết cách đóng gói lô hàng của mình. Và điều này giúp hàng hóa của các chủ hàng khác được bảo vệ khi đóng cùng container. Chủ động có trách nhiệm đóng gói bao bì phù hợp nhất cho hàng hóa của bạn trong trạng thái an toàn. Và khi bạn sử dụng dịch vụ của Eimskip, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ đóng gói chuyên dụng đảm bảo sự chính xác nhất trong nguyên tắc đóng gói hàng LCL. Đóng gói cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc tại mỗi quốc gia. Ví dụ như, đối với thị trường Úc và New Zealand, bạn cần phải khử trùng gỗ và hàng hóa. Để bảo vệ các khu rừng địa phương và môi trường sống cho động vật hoang dã khỏi côn trùng ngoại lai đang có trong hàng hóa của bạn. Kích thước hàng hóa: Cần tìm hiểu rõ vấn đề này để biết mình phải trả thêm phí phát sinh hay không. Nếu hàng hóa quá khổ, nên kiểm tra xem liệu công ty giao nhận có thể xử lý hàng này tại các kho hàng LCL xuất phát và điểm đến hoặc các trạm vận chuyển container (CFS) hay không.  Khi hàng hóa LCL đến nơi đến, người nhận hàng nhập khẩu chịu trách nhiệm về sự an toàn của hàng hóa. 5. Tôi cần mua bảo hiểm cho lô hàng LCL hay không? Bạn không bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa cho các chuyến vận chuyển LCL. Nhưng chúng tôi khuyến khích lô hàng cần có bảo hiểm. Bời vì hàng trên biển trên biển sẽ mất nhiều ngày đến nơi. Và bạn khó kiểm soát mọi tình huống trong khi vận chuyển.  Mặc dù có những quy ước quốc tế về việc bồi thường khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát. Nhưng số tiền phải trả thấp hơn nhiều so với giá trị hàng hóa. Điều này là do các khoản bồi hoàn trách nhiệm vận chuyển hàng hóa thường dựa trên trọng lượng hàng hóa. Không phải giá trị hàng hóa. Và quan trọng nhất, chủ hàng phải chứng minh rằng người vận chuyển đã sơ suất. Quá trình sẽ mất đến hàng tháng và nếu thiệt hại do thiên nhiên thì họ sẽ không thể chịu trách nhiệm. Hãy tính toán số tiền công ty phải bỏ ra nếu rủi ro đến để quyết định mua chính sách bảo hiểm nhé. Vừa rồi là những thông tin về những Thủ tục vận chuyển hàng lẻ LCL. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát các Quy tắc vận chuyển hàng lẻ LCL  

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin