Trong hoạt động logistics hiện đại, vận chuyển hóa chất được xem là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn, quy trình xử lý và đồi tượng tham gia. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin tổng quan, quy định pháp lý và phạm vi cung cấp dịch vụ của Eimskip Việt Nam trong mảng vận chuyển hàng nguy hiểm nói chung, hóa chất nói riêng.
Vận chuyển hàng nguy hiểm là gì? Hóa chất được xếp vào nhóm nào?
Hàng nguy hiểm là những loại hàng hóa có nguy cơ gây hại tới sức khỏe, an toàn con người, môi trường và trật tự xã hội. Theo Nghị định số 34/2024/NĐ-CP, hóa chất nguy hiểm được phân loại vào các nhóm:
- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy;
- Loại 4: Chất rắn dễ cháy, tự bốc cháy hoặc tạo khí dễ cháy khi gặp nước;
- Loại 5: Chất oxi hóa, peroxide hữu cơ;
- Loại 6: Chất độc, gây nhiễm;
- Loại 8: Chất ăn mòn.
Việc vận chuyển những mặt hàng này đặc biệt nguy hiểm do khả năng phá hoại vật lý, gây cháy nổ hoặc nhiễm độc, đòi hỏi nhiều yếu tố nghiêm ngặt từ cơ quan, con người cho đến phương tiện.
Xem thêm: Kho Hóa Chất: Lưu Trữ Hóa Chất An Toàn Với Dịch Vụ Từ Eimskip
Quy định mới nhất về vận chuyển hàng nguy hiểm đường bộ
Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng xe tải hoặc các phương tiện cơ giới trên đường bộ được pháp luật kiểm soát rất chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và môi trường. Nghị định số 34/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/5/2024) quy định chi tiết:
Người điều khiển và nhân sự liên quan phải được đào tạo bài bản
Tài xế không chỉ cần có bằng lái phù hợp mà còn phải tham gia khóa huấn luyện chuyên sâu về an toàn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn.
Những người trực tiếp liên quan đến hàng hóa như: nhân viên áp tải, thủ kho, người xếp dỡ… cũng phải được đào tạo tương tự, để đảm bảo họ hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý từng loại hàng hóa nguy hiểm cụ thể.
Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Xe chở hàng nguy hiểm phải đáp ứng đủ điều kiện lưu thông theo quy định pháp luật và được trang bị các thiết bị chuyên dụng phù hợp với từng loại hàng nguy hiểm.
Bên ngoài xe phải dán đầy đủ biểu trưng cảnh báo nguy hiểm, ở phía trước, phía sau và hai bên xe, giúp các phương tiện khác và cơ quan chức năng nhận biết rõ.
Sau khi hàng đã được giao hết, nếu không tiếp tục chở loại hàng đó, xe bắt buộc phải được làm sạch kỹ lưỡng và bóc hết các biểu trưng nguy hiểm trước khi sử dụng vào mục đích khác.
Xếp, dỡ và lưu kho phải được kiểm soát chặt
Tất cả các khâu từ xếp hàng, vận chuyển, đến dỡ hàng đều phải tuân theo hướng dẫn chi tiết của người có chuyên môn, chẳng hạn như người thuê vận tải hoặc nhân viên áp tải.
Tuyệt đối không được xếp chung các loại hàng hóa có thể phản ứng với nhau, dễ gây cháy, nổ hoặc rò rỉ hóa chất nguy hiểm.
Khu vực chứa hàng nguy hiểm cũng phải được phân khu rõ ràng, riêng biệt với hàng hóa thông thường, nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Quy định đặc biệt khi vận chuyển qua hầm, phà
Cấm vận chuyển các loại hàng dễ cháy nổ như xăng, dầu, khí gas qua các hầm có chiều dài từ 100m trở lên.
Cấm chở người cùng với hàng hóa nguy hiểm trên cùng một phương tiện khi di chuyển bằng phà, để tránh thiệt hại nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố.
Quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm đường thủy nội địa
Việc vận chuyển hóa chất và hàng nguy hiểm bằng tàu, thuyền trên sông, kênh rạch hoặc các tuyến đường thủy nội địa cũng chịu sự giám sát rất nghiêm ngặt từ phía cơ quan chức năng.
Thuyền viên phải có chuyên môn đặc biệt
Người lái tàu và các thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải có chứng chỉ chuyên môn do Bộ Giao thông Vận tải cấp.
Họ cũng phải hoàn tất khóa huấn luyện an toàn vận tải hàng nguy hiểm để đảm bảo hiểu đúng về quy trình xử lý, sơ tán, cấp cứu khi có sự cố xảy ra.
Phương tiện vận chuyển cần có biểu trưng nhận diện
Giống như trên đường bộ, tàu thuyền chở hàng nguy hiểm cũng cần dán biểu trưng cảnh báo ở hai bên thân tàu để các bên liên quan nhận diện và xử lý đúng cách.
Sau khi dỡ hàng xong, nếu không tiếp tục chở loại hàng nguy hiểm đó, phương tiện phải được làm sạch và xóa các biểu trưng nhận diện nhằm tránh nhầm lẫn hoặc nguy cơ tồn dư hóa chất.
Xếp, dỡ và lưu kho phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ
Việc sắp xếp hàng trên tàu phải do thuyền trưởng quyết định. Họ chịu trách nhiệm về cách chèn lót, buộc hàng sao cho ổn định và an toàn, không để hàng hóa bị đổ vỡ hoặc va đập.
Người thực hiện việc xếp dỡ (như thủ kho, áp tải) phải trực tiếp giám sát và hướng dẫn quá trình này.
Đặc biệt lưu ý không xếp chung các loại hàng hóa có khả năng phản ứng gây cháy nổ hoặc tạo khí độc. Các loại hàng này cần có khu riêng biệt để chứa hoặc dỡ hàng.
Khi đã dỡ hết hàng, toàn bộ khoang tàu hoặc bến bãi phải được làm sạch hoàn toàn để loại bỏ nguy cơ tồn dư hóa chất ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác sau này.
Tra cứu Mã HS của hóa chất
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo 42/2020/NĐ-CP
Nội dung chính của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin quan trọng sau:
- Thông tin doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, số điện thoại, họ tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật.
- Thông tin hàng hóa: Loại và nhóm hàng hóa nguy hiểm sẽ được vận chuyển.
- Hành trình: Tuyến đường, lộ trình, và lịch trình chi tiết.
- Thời hạn giấy phép: Ghi rõ thời gian giấy phép có hiệu lực. Trường hợp cấp theo từng chuyến thì bổ sung thông tin phương tiện và tài xế/phương tiện điều khiển.
Mẫu giấy phép và biểu trưng nguy hiểm
Mẫu giấy phép và biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền quy định, quản lý và phát hành.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép
Giấy phép có thể được cấp theo từng chuyến hoặc theo thời kỳ cụ thể, nhưng không vượt quá 24 tháng và cũng không vượt quá niên hạn sử dụng của phương tiện vận tải.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
Tùy theo loại hàng nguy hiểm, giấy phép sẽ được cấp bởi các cơ quan sau:
- Bộ Công an: Cấp phép cho hàng loại 1, 2, 3, 4, 9 (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Cấp phép cho hàng loại 5 và loại 8.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cấp phép cho hàng là hóa chất bảo vệ thực vật.
- Trường hợp đặc biệt: Hàng loại 7 sẽ được cấp phép theo quy định riêng liên quan đến năng lượng nguyên tử.
- Cơ quan cấp phép: Sẽ xác định tuyến và thời gian vận chuyển dựa theo loại hàng nguy hiểm.
Các trường hợp không cần giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Tổ chức, cá nhân không cần xin giấy phép nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vận chuyển LNG, CNG với tổng khối lượng dưới 1.080 kg.
- Vận chuyển LPG với tổng khối lượng dưới 2.250 kg.
- Vận chuyển nhiên liệu lỏng với tổng dung tích dưới 1.500 lít.
- Vận chuyển hóa chất bảo vệ thực vật dưới 1.000 kg.
- Vận chuyển hóa chất độc nguy hiểm khác nhưng không thuộc danh mục phải cấp phép.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Đối với hàng loại 5, 8:
- Giấy đề nghị cấp phép (mẫu Phụ lục IV Nghị định 42).
- Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã.
- Danh sách phương tiện + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật (còn hiệu lực).
- Danh sách tài xế + Giấy chứng nhận chuyên môn đặc biệt (nếu là vận tải đường thủy).
- Phương án tổ chức vận chuyển (tuyến đường, lịch trình, ứng phó sự cố hóa chất).
- Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn bao bì, vật liệu đóng gói theo quy định.
Đối với hàng loại 1, 2, 3, 4, 9:
Ngoài các hồ sơ trên, cần bổ sung thêm:
- Hợp đồng mua bán/cung ứng vật liệu nổ, quyết định huỷ vật liệu nổ.
- Biên bản kiểm tra điều kiện vận chuyển của Cảnh sát PCCC.
- Giấy đăng ký khối lượng và thời gian tiếp nhận của kho chứa.
- Giấy phép sử dụng hoặc văn bản cho phép nhập khẩu/xuất khẩu vật liệu nổ.
Tất cả giấy tờ có thể là bản sao hoặc bản chính, tùy theo yêu cầu, và cần gửi kèm bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.
Lưu ý: Việc chuẩn bị đúng và đầy đủ hồ sơ giúp rút ngắn thời gian cấp phép và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Phạm vi cung cấp Dịch vụ vận chuyển hóa chất tại Eimskip Việt Nam
Tại Eimskip Việt Nam, chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, bao gồm một số loại hóa chất công nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển cũng như tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý, Eimskip nhận vận chuyển với các trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Hóa chất nằm trong danh mục được phép vận chuyển theo quy định;
- Có đầy đủ hồ sơ kiểm định, chứng từ an toàn hóa chất;
- Có phương án đóng gói, bao bì đạt chuẩn, được kiểm tra trước khi xếp hàng;
- Khách hàng đã có/được tư vấn phương án vận chuyển phù hợp, rõ ràng về hành trình – khối lượng – thời điểm giao nhận.
Lưu ý: Do đặc thù mỗi loại hóa chất có tính chất khác nhau, Eimskip không vận chuyển tất cả các loại hóa chất và sẽ cần đánh giá kỹ từng yêu cầu cụ thể để đảm bảo khả năng tiếp nhận.
📞 Để được tư vấn chi tiết về loại hàng hóa của quý doanh nghiệp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Eimskip – đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp giải pháp phù hợp nhất.
_______________________
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Email: long@eimskip.vn