Sự chậm trễ về thời gian có thể đến từ việc xuất trình giấy tờ sai với hải quan. Việc xuất trình giấy tờ sai cho hải quan sẽ dẫn đến sự chậm trễ. Và làm phát sinh nhiều chi phí không mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức để quá trình vận chuyển cho lô hàng LCL trở nên thuận lợi nhé!
Đối với vận chuyển hàng lẻ LCL cần phải tuân thủ các nguyên tắc 1 cách nghiêm ngặt. Điều bạn cần cho một đơn hàng đó là:
- 1 bộ tài liệu phù hợp cho tuyến đường lô hàng cần đi.
- Trả thuế và Thực hiện nghĩa vụ do Chính phủ quốc gia đó quy định.
- Đóng gói đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro
Bạn có thể quen thuộc nguyên tắc trong vận chuyển hàng nguyên FCL và vận chuyển hàng không. Nhưng với vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ có nhiều Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL khác nhau. Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề khác nhau đó. Cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các quy tắc vận chuyển LCL.
1. Những loại giấy tờ tôi cần trong LCL là gì?
Với tất cả các lô hàng,bạn cần xuất trình các loại giấy tờ phù hợp với cơ quan chức năng khi xuất nhập hàng hóa. Danh sách các giấy tờ trong vận chuyển LCL phụ thuộc vào hai điều: Loại hàng hóa bạn đang di chuyển và địa điểm bạn vận chuyển đến và đi.
Để thông quan hàng hóa LCL của bạn tại hải quan. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ phải xuất trình một số tài liệu chính bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê hàng hóa
- Vận đơn
- Tờ khai hải quan xuất khẩu / nhập khẩu
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu cần)
Lưu ý trong vận chuyển hàng lẻ LCL
2. Các khoản phí tôi phải trả là gì?
Trong tất cả phương thức vận chuyển, LCL sẽ có nhiều khoản phí nhỏ được thu bởi nhiều đơn vị khác nhau. Tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, sẽ có các khoản phí thu khác nhau như:
- Đóng phí tại Kho hàng - nơi chứa hàng
- Đóng phí tại Tổ chức chịu trách nhiệm xếp hàng & vận chuyển
- Các khoản thuế cho Chính phủ
Lời khuyên, hãy nên tìm công ty giao nhận rõ ràng về chi phí trong từng giai đoạn trong quá trình báo giá. Và có sự cam kết không phát sinh thêm chi phí nào.
Như với tất cả các phương thức vận chuyển. Với LCL, bạn phải chịu các khoản phí do các đơn vị khác nhau thu. Tùy thuộc vào điểm xuất phát và điểm đến, bạn có thể bị tính phí bởi kho hàng nơi chứa hàng LCL và tổ chức chịu trách nhiệm xếp hàng và di chuyển hàng LCL của bạn tại các bến cảng. Bạn cũng có thể phải trả các khoản thuế và nghĩa vụ của chính phủ.
3. Làm sao tôi có thể tuân thủ tất cả các quy định của chính phủ?
Bạn cần chuyển hàng đến nhiều quốc gia khác nhau, vì thế bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tại các quốc gia. Điều này sẽ làm tốn nguồn lực và thời gian khi luôn phải cập nhật sự thay đổi quy định các quốc gia tại mỗi thời điểm. Thế nên, hợp lý nhất khi bạn lựa chọn nhà giao nhận có kinh nghiệm. Họ thường xuyên có tuyến hàng lẻ đến quốc gia bạn xuất hàng. Họ sẽ đảm bảo được các yêu cầu cần thiết tại thời điểm đó.
4. Đóng gói hàng lẻ LCL sao cho đúng
Lô hàng của bạn sẽ tránh được 80% hư hỏng nếu bạn biết cách đóng gói lô hàng của mình. Và điều này giúp hàng hóa của các chủ hàng khác được bảo vệ khi đóng cùng container. Chủ động có trách nhiệm đóng gói bao bì phù hợp nhất cho hàng hóa của bạn trong trạng thái an toàn. Và khi bạn sử dụng dịch vụ của Eimskip, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ đóng gói chuyên dụng đảm bảo sự chính xác nhất trong nguyên tắc đóng gói hàng LCL.
Đóng gói cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc tại mỗi quốc gia. Ví dụ như, đối với thị trường Úc và New Zealand, bạn cần phải khử trùng gỗ và hàng hóa. Để bảo vệ các khu rừng địa phương và môi trường sống cho động vật hoang dã khỏi côn trùng ngoại lai đang có trong hàng hóa của bạn.
Kích thước hàng hóa: Cần tìm hiểu rõ vấn đề này để biết mình phải trả thêm phí phát sinh hay không. Nếu hàng hóa quá khổ, nên kiểm tra xem liệu công ty giao nhận có thể xử lý hàng này tại các kho hàng LCL xuất phát và điểm đến hoặc các trạm vận chuyển container (CFS) hay không.
Khi hàng hóa LCL đến nơi đến, người nhận hàng nhập khẩu chịu trách nhiệm về sự an toàn của hàng hóa.
5. Tôi cần mua bảo hiểm cho lô hàng LCL hay không?
Bạn không bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa cho các chuyến vận chuyển LCL. Nhưng chúng tôi khuyến khích lô hàng cần có bảo hiểm. Bời vì hàng trên biển trên biển sẽ mất nhiều ngày đến nơi. Và bạn khó kiểm soát mọi tình huống trong khi vận chuyển.
Mặc dù có những quy ước quốc tế về việc bồi thường khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát. Nhưng số tiền phải trả thấp hơn nhiều so với giá trị hàng hóa. Điều này là do các khoản bồi hoàn trách nhiệm vận chuyển hàng hóa thường dựa trên trọng lượng hàng hóa. Không phải giá trị hàng hóa. Và quan trọng nhất, chủ hàng phải chứng minh rằng người vận chuyển đã sơ suất. Quá trình sẽ mất đến hàng tháng và nếu thiệt hại do thiên nhiên thì họ sẽ không thể chịu trách nhiệm. Hãy tính toán số tiền công ty phải bỏ ra nếu rủi ro đến để quyết định mua chính sách bảo hiểm nhé.
Vừa rồi là những thông tin về những Thủ tục vận chuyển hàng lẻ LCL. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát các Quy tắc vận chuyển hàng lẻ LCL