Mỹ - Trung tạm giảm thuế: Cơ hội và rủi ro cho xuất nhập khẩu, logistics Việt Nam

Ngan Le - 13/05/2025

Chính phủ Mỹ và Trung Quốc vừa thông báo về việc tạm dừng áp thuế bổ sung trong vòng 90 ngày, mở ra một giai đoạn “giảm nhiệt” ngắn hạn cho hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại có khả năng dẫn đến một đợt tăng nhu cầu đột biến, kéo theo thiếu hụt thiết bị vận tải và giá cước container tăng trở lại – đặc biệt trong bối cảnh năng lực vận tải vẫn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tại Biển Đỏ.

 Mỹ - Trung tạm giảm thuế: Tác động đến nhu cầu và cước vận tải biển

1. Diễn biến chính sách thuế mới giữa Mỹ và Trung Quốc

Bắt đầu từ ngày 14/5/2025, chính phủ Mỹ sẽ giảm thuế nhập khẩu từ Trung Quốc từ 125% xuống còn 10%, trong khi vẫn giữ mức tăng thuế 10% áp dụng từ tháng 2 và tháng 3 nhằm kiểm soát các sản phẩm liên quan đến fentanyl. Như vậy, mức thuế cơ bản mới cho hàng hóa từ Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ dao động từ 30% trở lên.

Song song đó, Trung Quốc cũng thông báo sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Mỹ từ 125% xuống còn 10%.

Tuy nhiên, những hàng hóa đã bị áp thuế bổ sung trước khi Tổng thống Trump nhậm chức trong năm nay vẫn sẽ tiếp tục chịu thuế như cũ, và chính sách loại trừ ngưỡng miễn thuế (de minimis) với hàng hóa từ Trung Quốc vẫn chưa thay đổi.

Đây là bước đi mang tính “tạm thời” trong quá trình hai bên nối lại đàm phán thương mại – dự kiến sẽ tiếp tục đến tháng 8/2025.

Xem thêm: Thuế Đối Ứng Là Gì?

2. Tác động đến nhu cầu vận tải và nhập hàng

Dữ liệu từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ cho thấy, ngay cả khi bị áp thuế 20%, các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn tăng lượng hàng nhập từ Trung Quốc trong tháng 3 và 4, với sản lượng tăng 11% so với cùng kỳ 2024.

Trước khi chính sách giảm thuế được công bố, mức thuế 145% đã khiến sản lượng vận tải biển tuyến Trung – Mỹ sụt giảm hơn 35% từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, với mức thuế giảm đột ngột, các nhà nhập khẩu sẽ có xu hướng:

  • Nhập hàng sớm để tận dụng giai đoạn “giảm thuế” trước khi mức thuế có thể quay trở lại vào tháng 8;
  • Bổ sung tồn kho đã cạn trong tháng vừa qua;
  • Và tận dụng lượng hàng thành phẩm đã sẵn sàng từ phía nhà sản xuất Trung Quốc.

Tất cả những yếu tố này có thể khiến mùa cao điểm năm nay đến sớm hơn và có thể kết thúc sớm hơn, do nhu cầu “frontloading” (nhập hàng sớm) sẽ dồn vào Q2 thay vì Q3 như thường lệ.

3. Cước tàu và năng lực vận tải: Biến động sắp tới

Dù nhu cầu trong tháng 4 giảm mạnh, giá cước vận chuyển tuyến Transpacific (châu Á – Mỹ) vẫn duy trì ở mức ổn định:

  • 2.300 USD/FEU đến bờ Tây nước Mỹ
  • 3.400 USD/FEU đến bờ Đông

Nguyên nhân là do các hãng tàu đã:

  • Giảm chuyến (blank sailing) và tạm dừng dịch vụ,
  • Điều chuyển tàu nhỏ hơn vào tuyến này,
  • Dịch chuyển năng lực sang tuyến khác trong thời gian nhu cầu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, điều này dẫn đến hệ quả là: lượng container rỗng quay về Trung Quốc bị giảm mạnh, gây thiếu hụt thiết bị nếu nhu cầu bật tăng trở lại.

Kết hợp với việc nhiều tàu vẫn đang phải đi vòng qua Biển Đỏ, năng lực vận tải toàn cầu đang chịu áp lực kép.

4. Dự báo: Cước container sẽ tăng nhưng khó vượt đỉnh 2024

Nếu nhu cầu tăng trở lại trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ đối mặt với:

  • Thiếu thiết bị container và tàu vận chuyển tạm thời
  • Tắc nghẽn cảng tại cả điểm đi và điểm đến
  • Giá cước container tăng mạnh

Tuy nhiên, giới chuyên môn dự báo mức tăng giá cước năm nay sẽ không vượt đỉnh của năm ngoái, do:

  • Đội tàu đã mở rộng đáng kể trong năm qua
  • Nhiều liên minh hãng tàu mới ra đời, làm tăng mức độ cạnh tranh

So sánh cụ thể:

Đỉnh cước năm 2024:

  • 8.000 USD/FEU (bờ Tây Mỹ)
  • 9.800 USD/FEU (bờ Đông Mỹ)

Mức hiện tại (tháng 5/2025):

  • 2.300 USD/FEU (bờ Tây Mỹ)
  • 3.400 USD/FEU (bờ Đông Mỹ)

Dù vậy, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần tính toán lại kế hoạch đặt hàng, chủ động dự trữ hàng hóa và lên lịch vận chuyển sớm nếu muốn tối ưu chi phí logistics trước thềm mùa cao điểm.

Lời khuyên từ Eimskip Việt Nam

  • Theo dõi sát tình hình đàm phán thương mại Mỹ - Trung đến tháng 8
  • Lập kế hoạch nhập hàng sớm nếu kinh doanh ngành hàng có biến động mùa vụ
  • Dự trù thời gian giao nhận dài hơn do nguy cơ thiếu tàu, thiếu thiết bị và tắc nghẽn cảng

Cần hỗ trợ thông tin về cước vận tải, lịch tàu, khai báo hải quan, lưu kho hay dịch vụ fulfillment ?
Liên hệ Eimskip Việt Nam – Đối tác logistics đáng tin cậy cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

_______________________

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 028 6264 63 80

Email: long@eimskip.vn

Tags : Kho bãi và Phân Phối, Thủ tục Hải quan, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin