Tất cả tin tức

Thủ tục nhập khẩu nấm vào Việt Nam
18/12 2023

Thủ tục nhập khẩu nấm vào Việt Nam

Bộ chứng từ nhập khẩu nấm vào Việt Nam: - Invoice: Hóa đơn thương mại, - Packing List (PL): Danh sách hàng hóa, - Bill of Lading (BL): Phiếu vận đơn, - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Phytosanitary Certificate: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu: Bộ chứng từ và Điều kiện thông quan
09/01 2024

Xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu: Bộ chứng từ và Điều kiện thông quan

Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ khai theo mẫu do hải quan quy định. Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau: 

Nhầm trị giá CIF với FOB trên C/O sẽ ra sao?
25/01 2024

Nhầm trị giá CIF với FOB trên C/O sẽ ra sao?

Lô hàng bị kiểm tra là do trong một số trường hợp, sự khác biệt về trị giá FOB và CIF trên CO là nguyên nhân dẫn đến. Đây là điều mà các doanh nghiệp lo lắng vì nếu trên CO thể hiện nhầm giá trị CIF thay vì phải thể hiện giá FOB thì có bị bác CO hay không. Cùng xem bài viết này để gỡ rối vấn đề thắc mắc của bạn nhé.

Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan nhập khẩu rau quả vào EU
01/02 2024

Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan nhập khẩu rau quả vào EU

Bộ chứng từ rau củ quả nhập khẩu vào EU: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), 2. Tờ khai hải quan (Single Administrative Document - SAD), 3. Vận đơn (Bill of Lading), 4. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O), 5. Phiếu đóng gói (Packing list), 6. Giấy phép nhập khẩu (Import License), 

Đăng ký mã vùng Trung Quốc khi xuất khẩu
15/02 2023

Đăng ký mã vùng Trung Quốc khi xuất khẩu

Xuất khẩu sang nước ngoài cần lưu ý khi xuất khẩu cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tùy theo quốc gia bạn xuất đến. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm phải đăng ký xuất khẩu vào nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo quy định tại Lệnh số 248 và công hàm số 353/2021 của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc về hướng dẫn triển khai đăng ký doanh nghiệp nước ngoài. I. Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc hay Việt Nam? Theo quy định tại Lệnh số 248, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Cụ thể: - Nhóm 1: với 18 nhóm mặt hàng bao gồm: thịt và sản phẩm chế biến từ thịt; thủy sản; sữa và các sản phẩm từ sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và cacao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng => Phải đăng ký mã số thông qua các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phụ trách của Việt Nam. - Nhóm 2: gồm NGOÀI 18 LOẠI MẶT HÀNG từ nhóm 1 đăng ký trực tiếp với cơ quan Hải quan Trung Quốc. Cách đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu  Doanh nghiệp cần xác định mình kinh doanh nhóm hàng nào, mình là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thì bắt buộc phải đăng ký với Trung Quốc và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số (thay vì chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc “Danh mục cần đăng ký” như trước đây). Như vậy, các doanh nghiệp đơn thuần làm thương mại không cần phải đăng ký doanh nghiệp theo yêu cầu của Lệnh số 248, tuy nhiên phải đảm bảo sản phẩm mà mình mua để xuất khẩu có xuất xứ từ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã đăng ký và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số.  Đối với doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm (không phải doanh nghiệp sản xuất thực phẩm), doanh nghiệp có thể trực tiếp (hoặc ủy quyền cho đối tác nhập khẩu Trung Quốc) nộp hồ sơ đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc qua website: http://ire.customs.gov.cn/.  Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ cấp mã số và công bố danh sách các doanh nghiệp thương mại lên website chính thức. II. Đăng ký mã vùng Trung Quốc Mã vùng Trung Quốc là gì? Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.   Khoản 1 Điều 64 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 quy định mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Mã số vùng trồng là một trong những tiêu chí đầu tiên để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.  Trái cây khi nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và thông tin mã vùng trồng Theo quy định của Trung Quốc, trái cây tươi nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây tươi cho cơ quan thẩm quyền của phía Trung Quốc. Để đảm bảo xuất khẩu trái cây tươi thuận lợi, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu. Quy trình cấp mã vùng Trung Quốc  Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói thực hiện như thế nào?  Cơ quan nào cấp mã vùng Trung Quốc? Hãy xem infographic dưới đây để nắm nhanh các bước cấp mã số vùng và cơ sở đóng gói được thực hiện như thế nào nhé Cục Bảo vệ thực vật đã cấp mã số cho các vùng trồng và các cơ sở đóng gói của từng loại trái cây theo từng tỉnh.  Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.   Chi tiết thông tin tại website của Cục Bảo vệ thực vật     Những Lưu Ý Khi Đăng Ký Mã Vùng Trung Quốc Khi đăng ký mã vùng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc, có một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng quy định. Trước hết, đảm bảo thông tin khai báo chính xác là yếu tố then chốt. Mọi sai sót trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, như mã số HS, mô tả hàng hóa, hoặc thông tin về nhà sản xuất, đều có thể dẫn đến việc chậm trễ hoặc thậm chí từ chối đăng ký mã vùng. Ngoài ra, thời gian nộp hồ sơ cũng rất quan trọng, bởi lẽ Trung Quốc có những yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian xử lý. Hồ sơ cần được nộp và hoàn tất trước thời hạn xuất khẩu ít nhất 20 ngày để tránh bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển. Cuối cùng, việc theo dõi và cập nhật quy định là cần thiết, vì các yêu cầu về mã vùng có thể thay đổi tùy theo chính sách của Trung Quốc. Do đó, doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra các văn bản pháp luật mới nhất và làm việc chặt chẽ với các đối tác logistics để đảm bảo mọi quy trình đều tuân thủ quy định hiện hành. Dịch vụ vận chuyển đường biển Việt Nam - Trung Quốc Trung Quốc là một trong những thị trường khó tính về nhập khẩu, sẽ có những quy định riêng nếu nhập khẩu vào thị trường mà Eimskip đã đề cập ở các bài viết trước.  Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định khi nhập khẩu Bao bì sản phẩm nông sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc quy định ra sao? 5 Incoterms cần nắm khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Về thuận lợi trong thời gian tới tại thị trường này, ông Hòa cho rằng thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc qua ngả Vân Nam sẽ có khởi sắc. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp tốt với Hải quan Trung Quốc để giữ cho việc xuất khẩu thuận lợi.  Đây là thị trường mà hiện tại khách hàng chúng tôi tin tưởng lựa chọn Eimskip với dịch vụ vận chuyển đường biển FCL, đặt biệt là hàng chuối. Với lý do:      + Eimskip có 4 văn phòng tại Trung Quốc: DALIAN, QINGDAO, SHENZHEN, XIAMEN. Đảm bảo an toàn hàng hóa và hỗ trợ tất cả nhu cầu cho doanh nghiệp.      + Giá cước cạnh tranh - Trung Quốc là một trong những chuyến chủ lực tại thị trường Việt Nam của Eimskip.      + Eimskip chuyển cung cấp cước tàu hàng lạnh và đông lạnh. Vì thế am hiểu từng đặc tính của loại hàng hóa, đảm bảo thời gian, nhiệt độ, chất lượng container đến khách hàng.

avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin