Vận chuyển hàng hóa đi Nhật Bản bằng đường biển giá rẻ

Võ Thanh Trúc - 16/01/2024

1. Danh sách hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Việt Nam chủ yếu sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản các loại thủy sản, dầu thô, dệt may, dây điện và dây cáp điện, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện, than đá, giày dép các loại... 

Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn các mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủy sản, máy vi tính và sản phẩm điện tử và linh kiện… mà Việt Nam có thế mạnh.

Có thể nhận thấy, nhiều mặt hàng mà Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu chính là những mặt hàng Việt Nam thế mạnh và tiềm năng để trở thành nguồn cung ứng chính cho Nhật Bản.

Vận chuyển hàng hóa đi Nhật Bản bằng đường biển

2. Các Cảng biển và thời gian vận chuyển hàng đi Nhật

  • Cát Lái (CLA) - Tokyo (Mã Cảng: TYO): 7 – 10 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Yokohama (Mã Cảng: YOK): 7 – 12 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Nagoya (Mã Cảng: NGO): 7 – 10 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Osaka (Mã Cảng: OSA): 7 – 10 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Kobe (Mã Cảng: UKB):  7 – 10 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Moji ( Mã Cảng: MOJ): 7 – 14 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Hakata (Mã Cảng: HKT): 7 – 14 ngày
  • Cát Lái (CLA) - Naha (Mã Cảng: NAH/NHA): 7-10 ngày

Thời gian vận chuyển hàng FCL từ Việt Nam sang Nhật Bản: 7-10 ngày

Thời gian vận chuyển hàng LCL từ Việt Nam sang Nhật Bản: 7-14 ngày

3. Bộ chứng từ quy định khi xuất khẩu sang Nhật

Nhà nhập khẩu phải chuẩn bị 3 bản khai hải quan (theo mẫu C5020 của Hải quan) và nộp cho Hải quan Nhật Bản kèm theo các tài liệu sau:

  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể làm mẫu AJ, VJ, CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu
  • Phiếu đóng gói (Packing list), biên lai cước vận chuyển (Ocean Freight  - O/F), giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) và những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể
  • Giấy phép, giấy chứng nhận, v.v… theo yêu cầu của pháp luật và các quy định khác ngoài Luật Hải quan (khi việc nhập khẩu một số hàng hóa bị hạn chế theo các luật và quy định đó)
  • Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan;
  • Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

Lưu ý rằng về nguyên tắc, Hải quan chỉ yêu cầu nộp các tài liệu bổ sung cần thiết để phục vụ việc cấp phép.

4. Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản

Nhật Bản hiện đang là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam giúp thuận lợi cho việc xuất khẩu sang Nhật của Viêt Nam có nhiều thuận lợi:

  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, 
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thực thi từ 1/1/2022 
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) mới đi vào thực thi từ 1/1/2022 
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), thực thi từ 1/12/2008

Có nghĩa, thương mại hàng hóa giữa 2 nước đang được trợ lực rất lớn bởi hệ thống FTA này

Nhờ các FTA này, hàng hoá từ Việt Nam sang Nhật Bản cơ bản đều được hưởng lợi thế cạnh tranh về thuế. Ví dụ, mặt hàng dệt may, hưởng thuế suất 0% khi xuất sang Nhật Bản nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ, trong khi Trung Quốc và Bangladesh chịu thuế từ 5 - 11%; nhóm hàng thuỷ sản, trong khi Việt Nam hưởng thuế suất 0% thì Trung Quốc, Ấn Độ chịu thuế từ 6-12% khi xuất sang Nhật Bản…

Cũng nhờ 4 FTA, nên các doanh nghiệp có thể chọn FTA nào dễ thực thi nhất để áp dụng xin C/O khi xuất khẩu sang Nhật.

Hiệp định đã Ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản

5. Phụ phí xuất khẩu Việt Nam sang Nhật

  • Phí làm hàng tại Cảng (xếp/ dỡ hàng từ tàu) - THC (Terminal Handling Charge)
  • Phí khai manifest điện tử đối với các hàng hóa xuất khẩu - AFR (Advance Filing Rules)
  • Phụ phí nhiên liệu - FAF (Fuel Adjustment Factor)
  • Phụ phí tăng giá đồng Yên - YAS (Yen Appreciation Surcharge)
  • Phí niêm chì, kẹp chì - Seal (Seal Fee)

Xem thêm: Phí và phụ phí vận tải biển theo tuyến, khu vực đặc thù

Phụ phí trong vận tải tuyến Nhật Bản

6. Dịch vụ vận chuyển hàng đi Nhật Bản từ Việt Nam

Với kinh nghiệm trên 100 năm vận chuyển thị trường quốc tế, và hoạt động tại thị trường Việt Nam trên 17 năm và có mặt tại 20 quốc gia khác. Chúng tôi có mạng lưới đối tác lớn mạnh đem lại lợi ích về GIÁ CƯỚC TIẾT KIỆMKINH NGHIỆM CHUYÊN SÂU cề nhiwừ thị trường khác nhau.

Vì sao chọn dịch vụ vận chuyển hàng đi Nhật Bản giá rẻ từ Eimskip

  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường: Ký hợp đồng giá tốt với nhiều Hãng tàu lớn như ONE, Hapag-Lloyd
  • Thủ tục nhanh chóng: 1-2 ngày hoàn tất thủ tục Hải quan
  • Hỗ trợ tốt vấn đề về công nợ: lên đến 30 ngày đối với khách hàng mới 
  • Kinh nghiệm chuyên tuyến Nhật Bản: Chiếm 40% lượng khách hàng xuất đi mỗi tháng, Eimskip sẽ nắm được yêu cầu và giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn xảy ra.
  • Dịch vụ khác kèm theo với mức giá tiết kiệm: Khi khách hàng sử dụng thêm dịch vụ Lưu kho ngắn hạn, Khai thuê Hải quan, Trucking cùng với dịch vụ vận chuyển đường biển tại Eimskip với mức giá rẻ hơn thị trường rất nhiều, so với sử dụng nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Cước phí vận chuyển Việt Nam sang Nhật Bản

Để nhận được mức giá riêng, tốt nhất thị trường hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ gửi báo giá đến bạn nhanh nhất có thể.

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: long@eimskip.vn

Tags : Vận chuyển hàng hóa, Vận chuyển hàng hóa sang Nhật Bản, xuất khẩu sang Nhật
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin