Tôm đông lạnh là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu nhanh hồi phục nhất, tăng 14% so với quý I năm 2023. Tuy nhiên, để xuất khẩu tôm đông lạnh thành công không chỉ đòi hỏi chất lượng sản phẩm tốt, mà còn cần nắm vững các quy định và lưu ý trong quá trình xuất khẩu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và những lưu ý quan trọng trong quá trình xuất khẩu tôm đông lạnh.
1. Top 5 thị trường chính nhập khâu tôm từ Việt Nam
Theo thông tin từ VASEP, trong quý đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đã vượt mốc 686 triệu USD, tăng 14% so với quý đầu năm 2023. Trong tháng 3/2024, giá trị xuất khẩu tôm đạt mức 272 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với tháng 3/2023. Mặc dù mức tăng trưởng không đáng kể nhưng điều này cho thấy thị trường đang dần hồi phục. Trong tháng 3/2024, Trung Quốc&HK và Mỹ là hai thị trường tiêu biểu, với mức tăng trưởng lần lượt là 17% và 4% so với tháng 3/2023. Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc&HK đạt 128 triệu USD, tăng 75%; xuất khẩu sang Mỹ đạt 121 triệu USD, tăng 16%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và EU trong quý đầu năm 2024 vẫn ghi nhận mức giảm từ 2%-14% so với cùng kỳ năm trước. Điểm nhấn trong quý đầu năm 2024 là hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang một số thị trường nhỏ hơn như Canada, Đan Mạch, Anh, Đài Loan, Nga đã tăng trưởng từ 17% - 224% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Quy định xuất khẩu tôm đông lạnh đang áp dụng
Hiện nay, Việt Nam có một số thông tư quy định về việc xuất khẩu thủy sản đông lạnh:
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 do Bộ Tài chính ban hành, quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 06 năm 2009, ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về việc xuất khẩu không phải xin phép: Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 của Thông tư 04, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan.
- Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.
2.1. Hồ sơ hải quan xuất khẩu tôm đông lạnh
Hồ sơ hải quan cho việc xuất khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam hiện nay gồm:
-
Tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ thay thế.
-
Giấy tờ liên quan đến hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua).
-
Hóa đơn thương mại.
-
Hợp đồng thương mại (nếu có).
-
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa.
-
Phiếu đóng gói hàng hóa.
-
Giấy phép Kiểm dịch đã được chấp thuận.
-
Các tài liệu khác: Hóa đơn vận chuyển (với hàng ExW, FOB), Certificate of Health.
Người khai hải quan có trách nhiệm khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật Hải quan năm 2014.
2.2. Thuế xuất khẩu tôm đông lạnh
Mức thuế xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam thay đổi tùy thuộc vào thị trường mà sản phẩm được gửi tới:
- Đối với thị trường Châu Âu (EU): Khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế xuất khẩu cho một số loại tôm Việt Nam sang EU sẽ giảm xuống 0%.
- Đối với thị trường Hoa Kỳ: Mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam dao động từ 2,84% đối với Stapimex, lên đến 196,41% đối với Công ty Thông Thuận và 2,84% đối với các nhà cung cấp sản phẩm tôm khác từ Việt Nam.
3. Lưu ý khi xuất khẩu tôm đông lạnh
3.1. Cách bảo quản tôm đông lạnh xuất khẩu
Phương pháp bảo quản tôm xuất khẩu bằng cách cấp đông là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi bảo quản tôm cấp đông:
Các loại cá thông dụng thường được bảo quản ở nhiệt độ từ -18 đến -22 độ. Để tránh việc cá bị khô trong quá trình vận chuyển, nên sử dụng túi chống ẩm.
Các loại thủy hải sản có vỏ sau khi được vệ sinh sạch sẽ, nên được đặt trong các khay nông không chứa nước. Tiếp theo, chúng được đặt vào thùng kín, phủ giấy ẩm và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ.
Các loại tôm, cua đã qua chế biến nên được bảo quản ở nhiệt độ 0 độ C. Tuy nhiên, nếu tôm, cua vẫn còn tươi và cần bảo quản trong thời gian dài thì nhiệt độ cần giảm xuống từ -18°C đến -24°C.
Có thể áp dụng các phương pháp bảo quản khác như thông khí hay gây mê. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực của chúng chỉ kéo dài tối đa 3 ngày. Do đó, để thủy hải sản đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, việc sử dụng kho lạnh vẫn là cần thiết.
3.2. Xin Chứng nhận xuất xứ C/O khi xuất khẩu tôm đông lạnh
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…
Nhận hồ sơ và trả kết quả: Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) không phải là giấy tờ bắt buộc trong quá trình thông quan hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, người mua có thể yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận này cho các thị trường có hiệp định thương mại với Việt Nam. Nhờ đó, nhà nhập khẩu có thể hưởng mức thuế ưu đãi khi nhập khẩu. Ví dụ, khi xuất khẩu tôm đông lạnh đi thị trường ASEAN, Trung Quốc, và Mỹ, các mẫu C/O thường được sử dụng là D, E, và B, tương ứng.
Để xin cấp C/O khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bill Of Lading
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Tờ khai xuất thông quan
- Định mức sản xuất và quy trình sản xuất
- Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua…)
C/O form E là gì?
Xin CO form B vào Mỹ làm sao?
Nhầm trị giá CIF với FOB trên C/O sẽ ra sao?
3.3. Đăng ký kiểm dịch động vật trước khi xuất khẩu tôm đông lạnh
Trước khi xuất khẩu tôm đông lạnh, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch động vật. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch từ nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Tại đây, các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa một cách cẩn thận, bao gồm việc kiểm tra số lượng, chủng loại, và lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm.
Sau khi nhận hồ sơ, các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp sẽ cần bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.
4. Dịch vụ vận chuyển tôm đông lạnh xuất khẩu giá tốt
Dịch vụ vận chuyển tôm đông lạnh từ Eimskip - giải pháp phù hợp cho nhu cầu vận chuyển hải sản của bạn!
Với mạng lưới vận chuyển rộng lớn, Eimskip đảm bảo tôm của bạn sẽ được giao đến bất kỳ đâu trên thế giới một cách an toàn và nhanh chóng.
Chúng tôi hiểu rằng để giữ cho tôm tươi mới, việc duy trì nhiệt độ chuẩn trong quá trình vận chuyển là cực kỳ quan trọng. Đó là điều mà Eimskip chú tâm khi lựa chọn tuyến vận chuyển thay bạn.
An toàn và đáng tin cậy, Eimskip Vietnam cam kết mang đến cho bạn dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp nhất với kinh nghiệm vận chuyển hàng đông lạnh từ chuyên gia. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ vận chuyển Eimskip nhé!
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Email: info@eimskip.vn