Cách đăng ký bán hàng trên Shopee 2024: Tạo Shop, Thiết Lập, Đăng bán Sản phẩm. 1. Tạo tài khoản bán hàng trên Shopee 2. Đặt tên Shop chuẩn SEO, đúng sản phẩm, dễ ghi nhớ khi bán hàng trên Shopee
Xem thêm
Dịch Vụ Fulfillment, Giải pháp Xử Lý Đơn Hàng TMĐT
Dịch vụ cho thuê kho bãi
Shopee là gì?
Shopee là một nền tảng bán hàng trực tuyến hàng đầu tại Đông Nam Á, được ra mắt vào năm 2015. Đây là một sàn thương mại điện tử kết nối người mua và người bán, giúp việc bán hàng trên Shopee trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với giao diện thân thiện và nhiều tính năng hỗ trợ, Shopee thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn cả các cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ lẻ muốn bắt đầu bán hàng trực tuyến.
Tại sao nên bán hàng trên Shopee?
Tiếp cận khách hàng lớn:
Shopee có hàng triệu người dùng mỗi ngày, giúp các gian hàng dễ dàng tăng lượng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Khi bạn bán hàng trên Shopee, sản phẩm của bạn có cơ hội xuất hiện trên nhiều kênh quảng bá, từ Shopee Ads đến chương trình Flash Sale.
Chi phí thấp:
Bán hàng trên Shopee không yêu cầu chi phí mở gian hàng, và mức phí hoa hồng cũng khá hợp lý. Đây là lựa chọn tối ưu cho những người mới bắt đầu kinh doanh.
Hỗ trợ vận chuyển:
Khi bạn bán hàng trên Shopee, hệ thống tự động kết nối với các đối tác vận chuyển uy tín như J&T Express, Shopee Express, giúp quá trình giao hàng nhanh chóng và dễ dàng.
Công cụ hỗ trợ bán hàng:
Shopee cung cấp nhiều công cụ như Shopee Ads, chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, giúp người bán tối ưu hóa doanh số. Bán hàng trên Shopee còn trở nên hiệu quả hơn nhờ các báo cáo thống kê doanh thu và hiệu quả sản phẩm.
Điều kiện cần có để bán hàng trên Shopee:
Tài khoản bán hàng trên Shopee:
- Đăng ký tài khoản Shopee qua email hoặc số điện thoại.
- Xác minh thông tin nếu Shopee yêu cầu.
Sản phẩm hợp lệ:
- Đảm bảo sản phẩm bạn bán không vi phạm chính sách của Shopee. Ví dụ: không được bán hàng giả, hàng nhái hoặc các sản phẩm bị cấm.
Chuẩn bị hình ảnh và mô tả sản phẩm:
- Chụp hình sản phẩm rõ nét, hấp dẫn.
- Viết mô tả chi tiết, tích hợp từ khóa như “mua sắm trên Shopee” hay “bán hàng trên Shopee” để tối ưu SEO.
Kỹ năng quản lý gian hàng:
- Sử dụng Shopee Seller Center để quản lý sản phẩm, theo dõi đơn hàng và cải thiện doanh số.
Cách đăng ký bán hàng trên Shopee 2024: Tạo Shop, Thiết Lập, Đăng bán Sản phẩm
Muốn bắt đầu bán hàng trên Shopee hiệu quả thì mọi thiết lập của shop phải chuẩn chỉnh, đúng yêu cầu và đúng thuật toán của sàn Thương Mại Điện Tử.
Điểm qua các bước cần phải làm khi bắt đầu bán hàng trên Shopee
- Tạo tài khoản bán hàng trên Shopee
- Đặt tên Shop chuẩn SEO, đúng sản phẩm, dễ ghi nhớ khi bán hàng trên Shopee
- Đặt tên đăng nhập cho shop
- Cài đặt Shop đúng quy định Shopee
- Hướng dẫn từ A->Z cách đăng hình ảnh sản phẩm hút mắt, đúng quy định trên Shopee
Cách tạo tài khoản bán hàng trên Shopee
Bước 1: Vào link đăng ký bán hàng trên Shopee Link: https://shopee.vn/seller/signup?next=https%3A%2F%2Fbanhang.shopee.vn%2F
Điền số điện thoại và Shopee gửi mã xác minh qua Zalo hoặc các phương thức xác minh khác (tin nhắn,...)
Bước 2: Thiết lập mật khẩu
Yêu cầu đáp ứng 4 tiêu chí phía dưới của Shopee.
Bước 3: Đến kênh người bán -> Điền đầy đủ thông tin
Các trường thông tin cần điền:
- Tên Shop (Xem chi tiết bên dưới)
- Địa chỉ lấy hàng
- Email
- Số điện thoại
Cách đặt tên shop bán hàng trên Shopee cho người mới?
Đặt tên shop bán hàng trên Shopee không phải nghĩ như nào là đặt như thế ấy. Đặt tên shop bán hàng trên Shopee sao cho chuyên nghiệp để cạnh tranh với các shop khác trên sàn
Đặt tên shop bán hàng trên Shopee chuẩn chỉnh
- Chứa tối đa 30 ký tự
- Chỉ gồm tên thương hiệu (Ví dụ: Eimskip)
- Tên thương hiệu (Ví dụ: Eimskip Official Store/Store/Flagship Store)
- Tên thương hiệu + Mô tả sản phẩm mà bạn bán (Ví dụ: Eimskip - Kho thương mại điện tử)
Cài đặt đơn vị vận chuyển
Tập trung chú ý vào trường giao hàng hỏa tốc để xem xét có nhu cầu giao hỏa tốc không và tỉnh thành của bạn có nằm trong các khu vực được giao hàng hỏa tốc không?
Cập nhật thông tin mã số thuế và hồ sơ kinh doanh
- Mới tạo làm shop bán hàng trên Shopee thì nên để loại hình kinh doanh là Cá nhân và để trống mã số thuế.
- Mã số thuế ở trường mã số thuế của Shopee là mã số thuế cá nhân kinh doanh chứ không phải mã số thuế cá nhân. Sau này khi đã thành thạo việc đăng ký bán hàng rồi thì bạn sẽ đăng ký và tạo mã số thuế cá nhân kinh doanh để điền vào.
- Sau này có mã số thuế thì vào mục hồ sơ shop -> Thông tin thuế để cập nhật (Mỗi tháng được chỉnh sửa 1 lần)
- Điền mã căn cước công dân, họ và tên, tải hình căn cước công dân lên, tải hình bạn cầm căn cước công dân lên.
- Sau đó nhấn xác nhận và hoàn tất.
Đổi tên đăng nhập của kênh bán hàng trên Shopee
Quay trở lại trang chủ, kéo xuống dưới cùng thanh bên, nhấp vào “Thiết lập Shop” -> “Tài khoản và bảo mật”
- Tên đăng nhập sẽ nằm trong URL Shop của bạn: "Shopee.vn/tênđăngnhập" -> dẫn trực tiếp đến shop của bạn trên Shopee
- Tên đăng nhập nên giống với tên thương hiệu, tên shop. nhưng chú ý tên đăng hập không chứa khoảng trắng. Ví dụ: Eimskip_Store
- Không dùng tên cá nhân của mình để làm tên đăng nhập của shop. Nhấp vào “Sửa”
Vào hồ sơ shop -> Tải logo của shop lên
Lưu ý:
- Tên đăng nhập thì 30 ngày sau mới được đổi lại
- Nếu đã đổi rồi, bạn đã xây dựng shop rồi và đăng link shop trên nhiều nền tảng thì sau này nếu bạn đổi thì khi khách hàng vào link cũ thì người ta sẽ không thể xem được.
Thêm tài khoản ngân hàng rút tiền Shopee
Vào mục tài chính -> tài khoản ngân hàng (Thêm tài khoản ngân hàng để sau này có đơn thì nó sẽ tự động rút về tài khoản ngân hàng) -> Tạo mã pin -> Shopee sẽ OTP về số điện thoại và sau đó bạn hãy tạo mã pin -> Hoàn tất -> Thêm tài khoản ngân hàng (Điền đầy đủ thông tin: Họ tên, số CMND, Tên ngân hàng
Hướng dẫn đăng bán sản phẩm Shopee cho người mới bắt đầu
Vào mục quản lý sản phẩm -> Thêm sản phẩm
Bước 1: Hướng dẫn đăng hình ảnh sản phẩm lên shop
Có 2 loại hình ảnh:
- Hình vuông 1:1
- Hình chữ nhật: 3:4
Mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử có một hạn chế là khách hàng không thể thử, không nhìn tận mắt nên hình ảnh là yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo cảm nhận thương hiệu hoặc sản phẩm này như thế nào trong mắt khách hàng.
Bạn có thể sử dụng Capcut hình ảnh để tạo hình ảnh
Yêu cầu hình ảnh và video đăng tải
- 1 video về sản phẩm thực tế, thử nghiệm sản phẩm. Ví dụ: Phấn mắt thì quay video cầm bảng phấn mắt thực tế, màu phấn khi thử ra tay và mắt, chất phấn
- 1 hình ảnh hấp dẫn khách hàng: Có hình sản phẩm, logo thương hiệu, thời gian khuyến mãi, hình ảnh quà ưu đãi và điều kiện để tặng. (Video tối đa 60s)
- 1 hình ảnh về bao bì và sản phẩm kèm theo đó là hình người khi mặc hoặc thử sản phẩm kèm theo tên sản phẩm và mô tả tính năng nổi trội nhất của sản phẩm. Shopee cho tối đa đăng 9 hình ảnh, các bạn nên tận dụng tối đa 9 hình này
Bước 2: Đặt tiêu đề sản phẩm chuẩn SEO Shopee
Quy định khi đặt tiêu đề sản phẩm của Shopee
- Chứa ít nhất 10 ký tự (Shop thường) và tối đa 120 ký tự bao gồm cả khoảng trắng. Có thể vào wordcounter360 để đếm ký tự
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên sản phẩm, không viết in hoa tất cả các ký tự
- Tên thương hiệu có thể viết thường hoặc viết hoa toàn bộ
- Không viết tắt và spam từ khóa không liên quan
- Không thêm những đánh giá chủ quan và thông điệp quảng cáo như: “Hàng nóng bỏng tay”, “Sản phẩm bán chạy nhất”, “Giảm giá”, “Miễn phí vận chuyển” hay “Giá thành sản phẩm”
- Không dùng các biểu tượng cảm xúc hoặc ký hiệu đặc biệt như }, @,#,...
- Nếu là bộ sản phẩm thì tên sản phẩm phải ghi rõ Combo/Bộ sản phẩm
- Không chứa từ khóa Fake/nhái hoặc các từ khóa tương tự
Cấu trúc khi đặt tiêu đề sản phẩm khi bán hàng trên Shopee
Tên sản phẩm = Loại sản phẩm + Tên thương hiệu + Đặc điểm nổi bật + Kích thước/khối lượng/dung tích/màu sắc
Ví dụ: Bàn làm việc Yuki mặt bàn gỗ MDF chống ẩm kích thước 120x60cm
Bước 3: Viết mô tả sản phẩm chuẩn SEO trên Shopee
Khi viết mô tả sản phẩm để bán hàng trên Shopee bạn nên ghi nhớ và đưa những yếu tố này vào:
- Chia sẻ công dụng và lợi ích của sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
- Hậu mãi, chế độ bảo hành (nếu có)
- Thông số kỹ thuật sản phẩm
Lưu ý:
- Nếu là sản phẩm đã qua sử dụng, phải ghi rõ tình trạng bên ngoài và hiệu suất sử dụng của sản phẩm
- Nếu bạn một combo gồm nhiều sản phẩm, thì phải liệt kê đầy đủ thông tin của từng sản phẩm có trong đó
- Thông tin sản phẩm không bao gồm số điện thoại và các thông tin liên lạc với mục đích quảng cáo hoặc dẫn người dùng tới các website khác
- Đối với sản phẩm có nhiều lựa chọn về số lượng, người bán phải thể hiện số lượng cụ thể tại thông tin sản phẩm
Bước 4: Hướng dẫn bài bản cách phân loại sản phẩm
- Phân loại theo 1 tiêu chí: Ví dụ phân loại áo quần theo màu sắc
- Phân loại theo nhiều tiêu chí: Ví dụ phân loại quần áo theo màu sắc và size
- Không có phân loại nào
Câu hỏi thường gặp khi bắt đầu bán hàng trên Shopee
1. Ai có thể đăng ký tài khoản và bán hàng trên Shopee?
Bất kỳ ai cũng có thể tạo tài khoản và bắt đầu bán hàng trên Shopee. Để trở thành Người bán, bạn chỉ cần đăng ký Kênh Người bán Shopee, sau đó đăng nhập và đăng sản phẩm để kinh doanh.
Các bước đăng ký Kênh Người bán Shopee:
Bước 1: Chọn Đăng ký trên website hoặc ứng dụng Shopee.
Bước 2: Điền thông tin cá nhân chi tiết.
Bước 3: Nhập mã xác minh để hoàn tất quá trình đăng ký.
2. Làm gì khi mới bắt đầu bán hàng trên Shopee?
Nếu bạn đã có tài khoản MUA HÀNG Shopee, chỉ cần đăng nhập vào Kênh Người bán để bắt đầu.
Bước 1: Thiết lập Hồ sơ Shop chuẩn Shopee trên Kênh Người bán.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ Shop, sau đó tiến hành đăng bán sản phẩm đầu tiên.
💡 Mẹo hữu ích: Nên tìm hiểu thêm các bí quyết bán hàng online hiệu quả để đạt kết quả tốt ngay từ đầu.
3. Có thể tạo nhiều Shop trên Shopee không?
Hoàn toàn có thể, tuy nhiên mỗi Shop phải được đăng ký dưới một tài khoản Shopee riêng. Bạn nên tránh đăng bán các sản phẩm giống nhau ở nhiều Shop khác nhau để không vi phạm chính sách của Shopee.
4. Cách đăng bán sản phẩm lên Shopee
Để đăng sản phẩm thành công, Người bán cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhập thông tin cơ bản, bao gồm:
Hình ảnh sản phẩm, video (tùy chọn), tên sản phẩm, ngành hàng, mô tả sản phẩm, danh mục.
Bước 2: Cung cấp thông tin chi tiết:
Điền các thuộc tính sản phẩm như thương hiệu, chất liệu (nếu có) và hoàn tất các trường bắt buộc.
5. Những sản phẩm nào được phép bán trên Shopee?
Bạn cần kiểm tra kỹ danh sách sản phẩm bị cấm và hạn chế trước khi đăng bán. Shopee có quy định cụ thể về các mặt hàng được phép kinh doanh.
6. Các chi phí khi bán hàng trên Shopee
Người bán cần chi trả các loại phí sau:
- Phí thanh toán
- Phí cố định
- Phí dịch vụ (áp dụng khi sử dụng gói dịch vụ Shopee).
7. Làm sao để biết Shop có đơn hàng mới?
Ngay khi có đơn hàng mới, Shopee sẽ gửi thông báo qua ứng dụng. Sau 30 phút kể từ khi Người mua đặt hàng, nếu không hủy đơn, hệ thống sẽ chuyển đơn hàng vào mục Chờ lấy hàng.
8. Quy trình xử lý đơn hàng mới
Sau khi nhận được đơn hàng, Người bán cần thực hiện các bước sau:
- Xác nhận đơn hàng.
- Đóng gói sản phẩm.
- In phiếu gửi hàng và dán lên gói hàng.
- Giao hàng cho đơn vị vận chuyển.
9. Khi nào nhận được tiền từ Shopee?
Doanh thu sẽ được ghi nhận vào Số dư TK Shopee sau khi:
- Người mua nhấn Đã nhận hàng.
- Đơn hàng giao thành công sau 4 ngày và không có yêu cầu trả hàng/hoàn tiền.
- Yêu cầu trả hàng/hoàn tiền được xử lý xong.
Bạn có thể yêu cầu thanh toán qua hai hình thức:
- Thanh toán định kỳ (2 lần/tháng).
- Thanh toán không định kỳ (bất kỳ lúc nào).
10. Xử lý yêu cầu trả hàng/hoàn tiền của Người mua
Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết quản lý yêu cầu trả hàng/hoàn tiền từ Shopee.
11. Bán hàng trên Shopee có cần máy in không?
Người bán không bắt buộc phải có máy in. Bạn có thể:
- In mã vận đơn Shopee và dán lên đơn hàng.
- Hoặc ghi tay mã vận đơn trực tiếp lên thùng hàng nếu không thể in.
12. Lựa chọn đơn vị vận chuyển trên Shopee
Người bán có thể kích hoạt đơn vị vận chuyển thông qua ứng dụng hoặc Kênh Người bán:
- Trên ứng dụng Shopee: Vào Shop của tôi > Cài đặt vận chuyển > Kích hoạt đơn vị.
- Trên Kênh Người bán: Chọn mục Vận chuyển > Cài đặt vận chuyển > Kích hoạt đơn vị.
13. Sản phẩm có thể đăng bán trên nền tảng nào của Shopee?
Shopee cung cấp 3 nền tảng chính:
- Shopee Marketplace: Dành cho tất cả Người bán với sản phẩm đa dạng.
- Shopee Mall: Dành cho các thương hiệu chính hãng và đại lý được ủy quyền.
- Shopee Supermarket: Dành riêng cho các nhà phân phối thực phẩm, đồ gia dụng, và hàng tiêu dùng.