Blog

5 Incoterms cần nắm khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc [Cập nhật 2024]
26/10 2022

5 Incoterms cần nắm khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc [Cập nhật 2024]

Trung Quốc là một trong các quốc gia xuất nhập khẩu quan trọng tại Việt Nam. Sau đây, chúng tôi nêu rõ 5 Incoterms® quan trọng nhất khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa từ hoặc sang Trung Quốc, ý nghĩa của chúng và ưu nhược điểm của chúng là gì, và lựa chọn nào sẽ phù hợp với bạn nhé ! 1. FOB (free on Board) là gì? Khai thác Ưu nhược điểm thế nào khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc  Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất khi xuất nhập khẩu tại Trung Quốc. Với FOB, trách nhiệm của người bán chấm dứt khi hàng hóa lên Tàu  Ưu điểm Ít rủi ro: Như người mua, bạn toàn quyền kiểm soát việc trả, thỏa thuận, và quản lý chuyến hàng. Bạn cũng có thể tin tưởng vào Forwarder mà bạn lựa chọn. Tiết kiệm chi phí: Bạn có được nhiều khả năng kiểm soát được việc thương lượng về giá từ Bảo hiểm, Thuế và các loại phí khác Nhược điểm Đôi khi người bán có mối quan hệ tốt với Forwarder của họ và họ không muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khác. 2. EXW (Ex Works) là gì? Khai thác Ưu nhược điểm thế nào khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Việc vận chuyển hoàn tất khi người mua nhận hàng hóa từ người bán tại địa điểm chỉ định, như kho hàng hoặc nhà máy. Người mua tiếp nhận quyền sở hữu và chịu trách nhiệm khi hàng hóa có sẵn và đã sẵn sàng vận chuyển. Thuật ngữ này được dùng trong vận tải biển và hàng không. Ưu điểm Tối thiểu trách nhiệm cho người bán Bạn sẽ nhận được báo giá thấp hơn từ người bán ở Trung Quốc so với việc sử dụng các Incoterms khác Nhược điểm Người mua hàng có thể tìm được nhà cung cấp dịch vụ Logistics giỏi trong việc xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Trái lại, rủi ro có thể rất lớn. Rủi ro có thể từ thông quan Hải quan tại Cảng Trung Quốc và Vận chuyển nội địa từ nhà máy đến Cảng. Lời khuyên:  Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc nghiêm túc khi chọn EXW. Sự phức tạp của việc giải quyết vận chuyển nội địa ở Trung Quốc và thông quan tại các cảng của Trung Quốc và các vấn đề liên quan khác có thể quản lý rất nhiều việc. 3. CIF (Cost, Insurance and Freight) là gì? Khai thác Ưu nhược điểm thế nào khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Theo CIF, người mua chỉ có quyền sở hữu hàng hóa tại cảng đích, người bán kiểm soát cước vận chuyển.  Thuật ngữ này chỉ áp dụng cho vận tải biển, không áp dụng cho vận tải hàng không. CIF ít phổ biến khi nhập hàng từ nhà cung cấp Trung Quốc. Ưu điểm Giảm thiểu trách nhiệm cho người mua Nhược điểm Mất kiểm soát đối với các lô hàng và rủi ro chậm trễ có thể xảy ra Chi phí đến cao. Vì an toàn nhất nếu bạn có thêm một đối Logistics để giải quyết hàng hóa khi đến nơi, chẳng hạn như Thủ tục hải quan điểm đến, quản lý cảng đến kho và thuế nhập khẩu 4. CFR (Cost and Freight) là gì? Khai thác Ưu nhược điểm thế nào khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc CFR hoặc Cost and Freight là Incoterm® dành riêng cho vận tải đường biển. Như đã đề cập ở trên, sự khác biệt giữa thỏa thuận CFR và CIF là tối thiểu. Sự khác biệt giữa CFR và CIF là bảo hiểm bắt buộc phải được cung cấp bởi người bán theo CIF. Tuy nhiên, với CFR bảo hiểm là tùy chọn. Nếu bạn chọn làm việc theo CFR, chúng tôi đặc biệt khuyên bạn là người mua nên xác định rõ ràng và chỉ định các điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng mua bán. Ưu điểm Là một người mua, bạn không cần phải bận tâm về việc sắp xếp vận chuyển. Người bán xử lý mọi thứ Là người bán, bạn cần trả tiền cho Forwarder khi gửi hàng cho người mua. Cần chú ý về dòng tiền Là người mua, CFR tiết kiệm được tiền nếu bạn mua được bảo hiểm tốt với giá cả phải chăng. Nhược điểm Người bán của bạn thêm chi phí vận chuyển vào giá bán của họ. Vì vậy, giá mua của bạn có thể tăng Đối với người bán, trách nhiệm của họ đối với mất mát và hư hỏng hàng hóa sẽ chấm dứt một khi hàng hóa đã được lên tàu. Vì thế, sự sắp xếp để giảm thiểu rủi ro cho người mua được gợi ý để phù hợp với hợp đồng. Không kiểm soát được lô hàng và rủi ro chậm trễ có thể xảy ra đối với người mua 5. DDP (Delivered Duty Paid) là gì? Khai thác Ưu nhược điểm thế nào khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Thuật ngữ này nghe có vẻ khá thách thức đối với người bán. Với DDP, người bán có nghĩa vụ bao trả mọi thứ trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Người mua chỉ cần dỡ hàng tại điểm đến cuối cùng. Ưu điểm Tối thiểu trách nhiệm cho người mua Nhược điểm Người bán chịu mọi rủi ro Người mua không có quyền kiểm soát các thời điểm của hàng hóa Người mua không kiểm soát được chi phí thật Incoterm® nào tốt nhất khi xuất nhập khẩu Trung Quốc? Ngay cả các chuyên gia trong ngành cũng không thể phân biệt đâu là Incoterm tốt nhất khi nhập khẩu từ Trung Quốc. Cả FOB và EXW đều được ủng hộ.  Đối với nhập khẩu từ Trung Quốc Đối với các nhà nhập khẩu mới, chúng tôi khuyên bạn không nên cam kết với CIF Incoterm® trừ khi bạn đã hiểu người bán.  Chọn FOB Incoterm nếu tình hình cho phép để tránh bất kỳ bất ngờ khó chịu nào khi hàng đến. Nói chung, bất kỳ ai có quyền kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa sẽ kiểm soát giá cả. Mặc dù có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với việc vận chuyển, bạn sẽ có nhiều quyền lực hơn để thương lượng giá cả và giảm thiểu rủi ro về các khoản phí bất ngờ. Sự hiểu biết vững chắc về Incoterms® và thương lượng cẩn thận giữa bạn và nhà cung cấp Trung Quốc có thể giúp giao dịch của bạn diễn ra suôn sẻ. Đối với nhà xuất khẩu sang Trung Quốc Là một nhà xuất khẩu có kiến ​​thức hạn chế về thủ tục hải quan của Trung Quốc hoặc các quy tắc nhập khẩu liên quan khác, FOB có thể giảm thiểu rủi ro và nghĩa vụ vận tải của bạn ở mức cao nhất. Tuy nhiên, nếu người bán có kinh nghiệm và người mua Trung Quốc của bạn không có đủ năng lực để xử lý việc vận chuyển, DDP cũng có thể là một lựa chọn tốt. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát hoàn toàn việc vận chuyển và có nhiều lợi thế hơn để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Chúng tôi ở đây để hỗ trợ bạn với Incoterms® ở Trung Quốc Eimskip sẽ là đối tác vận chuyển mà bạn đang cần, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ và đưa ra lựa chọn về Incoterm phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Tại Eimskip, chúng tôi cung cấp các dịch vụ vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ và các dịch vụ Khai thuê hải quan để bao gồm tất cả các quy trình trong quá trình vận chuyển hàng hóa để giúp bạn dễ dàng kinh doanh.  

Hướng dẫn chi tiết cách hủy tờ khai hải quan
27/12 2022

Hướng dẫn chi tiết cách hủy tờ khai hải quan

Các Doanh nghiệp do lỗi chủ quan hoặc khách quan phải thực hiện hủy tờ khai hải quan đã khai trên hệ thống. Xem các trường hợp dưới đây bắt buộc Doanh nghiệp phải hủy tờ khai hải quan.

Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định 2025
07/02 2023

Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định 2025

Với chủ trương tiến hành thương mại hóa cao, tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc đẩy mạnh khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường.. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đăng ký và kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói, v.v...  Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc gồm 11 loại trái cây song hành với những chính sách quản lý tiêu chuẩn cao. Và nếu phi phạm bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào có thể từ chối ký kết với loại trái cây đó.  Do vậy, để xuất khẩu được rau quả vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được Chính phủ Trung Quốc quy định. Tổng quan về thị trường xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với ước mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân nhờ vào việc Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 đã tạo đà cho xuất khẩu năm 2023. Thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau thời gian dài áp dụng chính sách “Zero Covid”.  Trung Quốc cũng đã cấp phép để sầu riêng, chanh leo và khoai lang của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch. Những yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc  Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: Đối với Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu. Điều này để đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc Tem dán và chứng nhận an toàn sản phẩm: Đối với thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát, v.v... phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu phí dán nhãn có hình và nhãn dính có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các trường hợp Xử lý vi phạm tiêu chuẩn chất lượng  Để xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật. Đồng thời, GACC sẽ thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình. Trong trường hợp dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại khác vượt tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối hoặc tiêu hủy. GACC cũng thông báo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có thể sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng nhập khẩu từ vùng trồng (hoặc doanh nghiệp) đó vào Trung Quốc, hoặc thậm chí tạm dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam, tùy theo tình hình.  Các yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc Yêu cầu về Mã số vùng trồng Những lô hàng từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp nhận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.  Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại những cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tại địa phương. Bạn có thể liên lạc với Eimskip để được hỗ trợ đăng ký mã vùng trồng  Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc Khoản 28 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm. Trong bối cảnh các nước đều đang tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao các quy định về kiểm dịch vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật như hiện nay, các sản phẩm nông sản đều cần phải đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép thì sản phẩm của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và điều kiện về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Cục Quản lý nhà nước về quản lý thị trường đã ban hành Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia - Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (GB 2763-2019). Tiêu chuẩn này áp dụng từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, các quy định mới của Trung Quốc hiện nay đã tiệm cận thị trường châu Âu (EU). Đáng lưu ý, trong danh mục 376 thực phẩm, nước này vừa ban hành tiêu chuẩn quy định hơn 10.000 mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, tăng lần lượt 42% và 16,7% so với tiêu chuẩn năm 2019. Trung Quốc cũng ban hành danh mục gồm 500 loài sinh vật gây hại thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật đều là các loại sinh vật gây hại phổ biến thường kèm các loại trái cây tươi Việt Nam như: rệp, ruồi đục quả, v.v… Tóm lại Khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc,  cần tìm hiểu rõ Quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu và các quy định có liên quan, v.v...  CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: info@eimskip.vn

Bao bì sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc quy định ra sao?
08/02 2023

Bao bì sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc quy định ra sao?

Đóng gói, Bao bì, In mã hiệu là giai đoạn quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bài viết này giúp bạn biết rõ nguyên tắc bao bì sản phẩm nông sản cho phù hợp và theo đúng quy định. Điều đầu tiên cần lưu ý là nhà xuất khẩu phải thường xuyên liên hệ với đối tác Trung Quốc để kiểm tra, cập nhật các quy định về nhãn mác đối với hàng nhập khẩu nhằm tránh thiệt hại từ việc không cập nhật quy định pháp luật của thị trường nhập khẩu hoặc hiểu không đúng quy định do khác biệt về ngôn ngữ. Thông tin và ngôn ngữ quy định khi in trên bao bì Yêu cầu thông tin mỗi loại hàng hóa sẽ khác nhau, nhà xuất khẩu cần tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm phải ghi rõ các thông tin cơ bản sau: tên sản phẩm, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói (đối với trái cây), nơi đến, v.v... bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đảm bảo nhãn mác phù hợp với quy định pháp luật của Trung Quốc, phù hợp với quy định hành chính và yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Cơ quan Hải quan sẽ không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu không đáp ứng tiêu chuẩn về dán nhãn trên bao bì sản phẩm. Quy định về đóng gói, bao bì, nhãn mác đối với hàng trái cây Đối với hàng nhập khẩu trái cây, nhà nhập khẩu cần lưu ý các quy định sau: Về Đóng gói - Trên bao bì (thùng, kiện) phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh  - Thông tin ghi rõ tên loại hoa quả; nơi sản xuất, nơi đóng gói hoặc số mã hiệu/mã code, dán sẵn tem nhãn truy xuất nguồn gốc.  - Tất cả các bao bì phải ghi chữ “Để xuất khẩu đi Trung Quốc” bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.  - Đóng gói đáp ứng quy định nhập khẩu, trong đó bao bì, vật liệu bao gói bằng gỗ được xử lý theo đúng tiêu chuẩn ISPM 15. Nhãn mác Tem nhãn truy xuất nguồn gốc có thể dán lên trái cây, dán/in bên ngoài thùng/hộp đóng gói;  Thông tin tem nhãn truy xuất nguồn gốc rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.  Nội dung của tem mác bao gồm:  Tên tổ chức xuất khẩu, chủng loại hoa quả, tên vùng trồng và mã số đăng ký.  Tên cơ sở đóng gói và mã số đăng ký.  Lưu ý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói này đã được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận. Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định khi nhập khẩu 5 Incoterms cần nắm khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Nếu có câu hỏi thắc mắc về quy định Thủ tục Hải quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc, hãy gửi cho chúng tôi tại: CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: info@eimskip.vn

Quy định và thủ tục đăng ký mã vùng Trung Quốc khi xuất khẩu
15/02 2023

Quy định và thủ tục đăng ký mã vùng Trung Quốc khi xuất khẩu

Xuất khẩu sang nước ngoài cần lưu ý khi xuất khẩu cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tùy theo quốc gia bạn xuất đến. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm phải đăng ký xuất khẩu vào nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo quy định tại Lệnh số 248 và công hàm số 353/2021 của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc về hướng dẫn triển khai đăng ký doanh nghiệp nước ngoài. I. Đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc hay Việt Nam? Theo quy định tại Lệnh số 248, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Cụ thể: - Nhóm 1: với 18 nhóm mặt hàng bao gồm: thịt và sản phẩm chế biến từ thịt; thủy sản; sữa và các sản phẩm từ sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến; ruột động vật (dùng làm vỏ xúc xích); sản phẩm từ ong; trứng và các sản phẩm trứng; dầu thực phẩm và nguyên liệu; bánh có nhân các loại; ngũ cốc dùng làm thực phẩm; sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha; các loại rau tươi, rau tách nước (rau khô, rau sấy) và đậu khô; gia vị nguồn gốc tự nhiên; quả hạch và các loại hạt; trái cây sấy khô; hạt cà phê và cacao chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc biệt; thực phẩm chức năng => Phải đăng ký mã số thông qua các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phụ trách của Việt Nam. - Nhóm 2: gồm NGOÀI 18 LOẠI MẶT HÀNG từ nhóm 1 đăng ký trực tiếp với cơ quan Hải quan Trung Quốc. Cách đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu  Doanh nghiệp cần xác định mình kinh doanh nhóm hàng nào, mình là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thì bắt buộc phải đăng ký với Trung Quốc và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số (thay vì chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc “Danh mục cần đăng ký” như trước đây). Như vậy, các doanh nghiệp đơn thuần làm thương mại không cần phải đăng ký doanh nghiệp theo yêu cầu của Lệnh số 248, tuy nhiên phải đảm bảo sản phẩm mà mình mua để xuất khẩu có xuất xứ từ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã đăng ký và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số.  Đối với doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm (không phải doanh nghiệp sản xuất thực phẩm), doanh nghiệp có thể trực tiếp (hoặc ủy quyền cho đối tác nhập khẩu Trung Quốc) nộp hồ sơ đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc qua website: http://ire.customs.gov.cn/.  Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ cấp mã số và công bố danh sách các doanh nghiệp thương mại lên website chính thức. II. Đăng ký mã vùng Trung Quốc Mã vùng Trung Quốc là gì? Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.   Khoản 1 Điều 64 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 quy định mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Mã số vùng trồng là một trong những tiêu chí đầu tiên để nông sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.  Trái cây khi nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và thông tin mã vùng trồng Theo quy định của Trung Quốc, trái cây tươi nhập khẩu vào nước này bắt buộc phải có thông tin truy xuất nguồn gốc và yêu cầu cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây tươi cho cơ quan thẩm quyền của phía Trung Quốc. Để đảm bảo xuất khẩu trái cây tươi thuận lợi, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện cấp thông tin vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu. Quy trình cấp mã vùng Trung Quốc  Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói thực hiện như thế nào?  Cơ quan nào cấp mã vùng Trung Quốc? Hãy xem infographic dưới đây để nắm nhanh các bước cấp mã số vùng và cơ sở đóng gói được thực hiện như thế nào nhé Cục Bảo vệ thực vật đã cấp mã số cho các vùng trồng và các cơ sở đóng gói của từng loại trái cây theo từng tỉnh.  Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.   Chi tiết thông tin tại website của Cục Bảo vệ thực vật     Những Lưu Ý Khi Đăng Ký Mã Vùng Trung Quốc Khi đăng ký mã vùng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc, có một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và tuân thủ đúng quy định. Trước hết, đảm bảo thông tin khai báo chính xác là yếu tố then chốt. Mọi sai sót trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, như mã số HS, mô tả hàng hóa, hoặc thông tin về nhà sản xuất, đều có thể dẫn đến việc chậm trễ hoặc thậm chí từ chối đăng ký mã vùng. Ngoài ra, thời gian nộp hồ sơ cũng rất quan trọng, bởi lẽ Trung Quốc có những yêu cầu nghiêm ngặt về thời gian xử lý. Hồ sơ cần được nộp và hoàn tất trước thời hạn xuất khẩu ít nhất 20 ngày để tránh bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển. Cuối cùng, việc theo dõi và cập nhật quy định là cần thiết, vì các yêu cầu về mã vùng có thể thay đổi tùy theo chính sách của Trung Quốc. Do đó, doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra các văn bản pháp luật mới nhất và làm việc chặt chẽ với các đối tác logistics để đảm bảo mọi quy trình đều tuân thủ quy định hiện hành. Dịch vụ vận chuyển đường biển Việt Nam - Trung Quốc Trung Quốc là một trong những thị trường khó tính về nhập khẩu, sẽ có những quy định riêng nếu nhập khẩu vào thị trường mà Eimskip đã đề cập ở các bài viết trước.  Tiêu chuẩn chất lượng rau quả Trung Quốc quy định khi nhập khẩu Bao bì sản phẩm nông sản khi xuất khẩu sang Trung Quốc quy định ra sao? 5 Incoterms cần nắm khi xuất nhập hàng tại Trung Quốc Về thuận lợi trong thời gian tới tại thị trường này, ông Hòa cho rằng thủy sản Việt Nam vào Trung Quốc qua ngả Vân Nam sẽ có khởi sắc. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp tốt với Hải quan Trung Quốc để giữ cho việc xuất khẩu thuận lợi.  Đây là thị trường mà hiện tại khách hàng chúng tôi tin tưởng lựa chọn Eimskip với dịch vụ vận chuyển đường biển FCL, đặt biệt là hàng chuối. Với lý do:      + Eimskip có 4 văn phòng tại Trung Quốc: DALIAN, QINGDAO, SHENZHEN, XIAMEN. Đảm bảo an toàn hàng hóa và hỗ trợ tất cả nhu cầu cho doanh nghiệp.      + Giá cước cạnh tranh - Trung Quốc là một trong những chuyến chủ lực tại thị trường Việt Nam của Eimskip.      + Eimskip chuyển cung cấp cước tàu hàng lạnh và đông lạnh. Vì thế am hiểu từng đặc tính của loại hàng hóa, đảm bảo thời gian, nhiệt độ, chất lượng container đến khách hàng.

Điều kiện FOB ở Bắc Mỹ quy định ra sao?  FOB và UCC là gì?
15/03 2023

Điều kiện FOB ở Bắc Mỹ quy định ra sao? FOB và UCC là gì?

Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với Hoa Kỳ Canada cần lưu ý rằng điều kiện thương mại áp dụng bởi các thương nhân Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada, Mexico) đều thích áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Mỹ. Văn bản quy phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ.  Các điều kiện thương mại của Bắc Mỹ khác nhiều so với các điều kiện thương mại được quy định trong Incoterms 2020. Free on Board (FOB) là một thuật ngữ vận chuyển xác định thời điểm trong chuỗi cung ứng khi người mua hoặc người bán chịu trách nhiệm về hàng hóa được vận chuyển. Đơn đặt hàng giữa người mua và người bán xác định các điều khoản FOB và giúp xác định quyền sở hữu, rủi ro và chi phí vận chuyển. Điều kiện FOB ở Bắc Mỹ quy định ra sao? Văn bản qui phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ. Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) là một bộ luật và quy định được tiêu chuẩn hóa để giao dịch kinh doanh. Sau đó, mã UCC được thành lập vì ngày càng khó khăn hơn cho các công ty giao dịch kinh doanh trên các dòng trạng thái với các luật khác nhau của tiểu bang. Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại là FOB nơi bốc xếp (FOB Shipping Point) và FOB nơi đến (FOB Destination) được quy định như sau: Tổng quan về FOB Shipping Point & FOB Destination trong UCC Điểm vận chuyển FOB & Điểm đến FOB cho biết điểm mà quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Sự phân biệt này rất quan trọng trong việc xác định ai chịu trách nhiệm về hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Sự khác biệt chính giữa hai hợp đồng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Tất nhiên, lợi ích tốt nhất của người mua là các điều khoản vận chuyển được nêu rõ là FOB (địa điểm của người mua) hoặc FOB Điểm đến. Vì vậy, nếu người mua có trụ sở tại Cát Lái, Việt Nam thì các điều khoản sẽ là “FOB Cat Lai, Vietnam”. Chỉ khi lô hàng đã mua đến trong tình trạng hoàn hảo thì người mua mới chấp nhận, và xem xét hàng tồn kho trong hệ thống của mình. Việc bán hàng chính thức hoàn tất vào thời điểm đó. Free on board, hay còn gọi là cước lên tàu, chỉ đề cập đến các lô hàng được thực hiện bằng đường thủy, không áp dụng cho bất kỳ hàng hóa nào được vận chuyển bằng phương tiện hoặc đường hàng không. Điểm vận chuyển FOB (FOB Shipping Point) Điểm vận chuyển FOB cho biết quyền sở hữu và trách nhiệm chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển. Do điểm vận chuyển FOB chuyển quyền sở hữu của lô hàng khi hàng hóa được đặt tại điểm vận chuyển, nên quyền sở hữu hợp pháp của những hàng hóa đó được chuyển cho người mua. Do đó, người bán không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình giao hàng. Điểm vận chuyển FOB là một hạn chế hoặc điều kiện khác đối với FOB, vì trách nhiệm thay đổi tại bến tàu vận chuyển của người bán. Ví dụ: giả sử Công ty ABC ở Hoa Kỳ mua hàng tôm từ nhà cung cấp ở Việt Nam và công ty ký thỏa thuận điểm vận chuyển FOB. Nếu hãng vận chuyển được chỉ định làm hỏng gói hàng trong quá trình giao hàng, Công ty ABC chịu hoàn toàn trách nhiệm và không thể yêu cầu nhà cung cấp bồi hoàn cho công ty về những tổn thất hoặc thiệt hại. Nhà cung cấp chỉ đưa tôm đông lạnh đến nhà vận chuyển. Điểm đến giao hàng FOB (FOB Destination) Ngược lại với điểm đến FOB, quyền sở hữu được chuyển giao tại bến tàu, hoặc văn phòng của người mua. Sau khi hàng hóa được giao đến địa điểm được chỉ định của người mua, quyền sở hữu hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Do đó, người bán sở hữu hợp pháp hàng hóa và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Ví dụ: giả sử Công ty XYZ ở Canada mua cá ngừ từ một nhà cung cấp ở Việt Nam và ký một thỏa thuận điểm đến FOB. Giả sử các máy tính không bao giờ được chuyển đến đích của Công ty XYZ vì bất kỳ lý do gì. Nhà cung cấp chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với cá ngừ và phải bồi hoàn cho Công ty XYZ hoặc gửi lại cá ngừ. Các câu hỏi thường gặp về Điều khoản FOB trong UCC Ai sẽ trả chi phí vận chuyển cho FOB Shipping Point? Trong các thỏa thuận về điểm vận chuyển FOB (FOB Shipping Point), người bán thanh toán mọi chi phí và lệ phí vận chuyển để đưa hàng hóa đến cảng xuất xứ. Khi hàng hóa ở điểm xuất phát và trên tàu vận chuyển, người mua chịu trách nhiệm về tài chính đối với các chi phí vận chuyển hàng hóa như hải quan, thuế và phí. Chi phí FOB bao gồm những gì? Các chi phí liên quan đến FOB có thể bao gồm vận chuyển hàng hóa đến cảng gửi hàng, bốc hàng lên tàu vận chuyển, vận chuyển hàng hóa, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển hàng hóa từ cảng đến đến điểm đến cuối cùng. FOB + Tên cảng xếp hàng Ai trả cước vận chuyển cho FOB Destination? Nếu các điều khoản bao gồm cụm từ "xuất xứ FOB, thu cước vận chuyển", người mua chịu trách nhiệm về phí vận chuyển. Nếu các điều khoản bao gồm "xuất xứ FOB, trả trước cước phí", người mua chịu trách nhiệm về hàng hóa tại điểm xuất xứ, nhưng người bán trả chi phí vận chuyển. Eimskip chuyên về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biền sang Bắc Mỹ và tư vấn thủ tục Hải quan Bắc Mỹ, giúp doanh nghiệp yên tâm trong xuyên suốt quá trình vận chuyển từ sự chuyên nghiệp của chúng tôi. CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: info@eimskip.vn

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin