Blog

Carbon Footprint là gì? Tính năng tính lượng carbon
07/06 2023

Carbon Footprint là gì? Tính năng tính lượng carbon

Carbon Footprint: Những điều bạn nên biết Carbon Footprint là gì? Một thực tế ai cũng biết là lượng carbon dioxide (CO2) quá mức gây ra sự nóng lên toàn cầu và tính axit của nước. Cả hai sản phẩm đều gây nguy hiểm cho sinh vật biển. Và về lâu dài sẽ gây bất lợi cho cả cuộc sống của con người.  Theo một nghiên cứu của BCG , hiện nay nhiều người đã biết tác động của hoạt động con người đối với môi trường. Và như vậy, nhiều người ngày càng thận trọng với các hành động và lượng khí thải carbon của họ.  Carbon Footprint là lượng khí nhà kính do hành động của chúng ta tạo ra. Nó được đo bằng số tấn CO 2 thải ra hàng năm.  Chuỗi cung ứng tác động đến môi trường như thế nào? Tại sao việc tính toán lượng khí thải carbon lại quan trọng? Tầm quan trọng của việc tính toán lượng khí thải carbon không thể được nhấn mạnh quá mức. Trình theo dõi CO 2 là một công cụ cho phép tính toán lượng khí thải carbon và giúp mọi người hiểu được các hoạt động của họ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.  Hãy xem xét những lý do tại sao tất cả chúng ta cần suy nghĩ về việc tính toán lượng khí thải carbon của mình. Tại sao tôi nên tính toán lượng khí thải carbon trong hoạt động kinh doanh? Các công ty cần tính toán lượng khí thải carbon của họ. Đây là lý do tại sao: Nó giúp các tổ chức áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững tốt hơn cho môi trường. Năm 2018, lượng khí thải CO2 toàn cầu đối với ngành quần áo đã vượt quá lượng khí thải CO2 của Đức, Pháp và Vương quốc Anh cộng lại. Những số liệu thống kê như vậy sẽ khiến các nhà lãnh đạo ngành thực hiện những thay đổi cần thiết để giảm lượng khí thải carbon.  Giờ đây, ngày càng có nhiều người tiêu dùng muốn mua hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường. Như vậy, thế hệ người tiêu dùng mới này sẽ chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp chia sẻ giá trị của họ. Nó sẽ giúp họ tuân thủ các quy định trong khi nỗ lực đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu, đó là Mục tiêu Phát triển Bền vững thứ 13. Lượng khí thải carbon được tính như thế nào trong vận chuyển đường biển? Như đã nêu trước đó, lượng khí thải carbon được tính bằng tấn carbon dioxide mà các cá nhân và công ty thải ra hàng năm. Tính toán lượng khí thải carbon xoay quanh việc đánh giá các hoạt động hàng ngày so với tác động của chúng đối với môi trường. Chẳng hạn, nếu bạn đạp xe hoặc đi bộ đến nơi làm việc, bạn sẽ để lại lượng khí thải carbon ít hơn so với một người lái xe. Tính năng ước tính lượng Carbon footprint calculator Eimskip Tính toán lượng khí thải carbon theo cách thủ công rất khó và mệt mỏi. Vì lý do này, bạn cần một máy tính lượng khí thải carbon. Eimskip đã phát triển máy tính lượng carbon cho cả vận tải đường biển và đường bộ, để tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng của mình theo đúng với sứ mệnh đã đặt ra. Xem ngay Carbon footprint calculator Eimskip trên các tuyến vận chuyển của bạn. Máy tính lượng khí thải carbon cung cấp một cách chính xác và thuận tiện hơn để tính toán lượng khí carbon dioxide trong môi trường của chúng ta, giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn khi cố gắng bù đắp lượng khí thải carbon hiện có. Công cụ tiên tiến này giúp ước tính lượng khí thải carbon dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, được sử dụng các giá trị ước tính trung bình của Hoa Kỳ. Tìm hiểu thêm chính sách bền vững của Eimskip

Những tiêu chuẩn khi xuất khẩu xoài tươi năm 2023
04/05 2023

Những tiêu chuẩn khi xuất khẩu xoài tươi năm 2023

Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu xoài lớn thứ 13 trên thế giới. Xoài Việt Nam đã được xuất khẩu đến 40 nước, trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc chiếm gần 84,6%; kế đến là thị trường Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới. Tiêu chuẩn xuất khẩu xoài tươi từ Chính phủ Đối với trái xoài xuất khẩu vào các nước trong WTO, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật - IPPC. Yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật. Một số thị trường nhập khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản trên gồm: Các nước khu vực Trung Đông, các nước Đông Âu, các nước ASEAN và Canada. “Yêu cầu tiên quyết khi xuất khẩu xoài là truy xuất nguồn gốc. Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện đã có gần 300 số mã vùng trồng được cấp để xuất khẩu”, ông Lương Ngọc Quang chia sẻ. Lưu ý về Thị trường nhập khẩu tiềm năng Châu Âu Năm 2022, họ chi 35 tỉ USD để nhập trái cây, trong đó nhập khẩu 500.000 - 600.000 tấn xoài. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu chính của EU là châu Phi và Nam Mỹ. Xoài của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân:  Dù có lợi thế về thuế nhưng bài toán về vận chuyển đã quyết định về năng suất xuất khẩu đến châu Âu do khoảng cách xa, thời gian bảo quản ngắn, việc vận chuyển bằng máy bay giá thành cao không phù hợp xuất khẩu số lượng lớn. Tiêu chuẩn về chất lượng: kiểm dịch thì châu Âu đặt tiêu chí an toàn thực phẩm và ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, thị trường này còn có yêu cầu về chứng nhận an toàn, tiêu chuẩn về môi trường, xã hội rất khác so với trước đây. Tiếp thị: tại châu Âu, chưa xuất hiện thông tin về sản phẩm xoài ở thị trường này, dù Hà Lan là thị trường nhập khẩu xoài rất lớn. Nhật Bản  Năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam. Sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần xoài Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn ở mức khiêm tốn. Xoài Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản giá 370 yen/kg (hơn 600.000 đồng/kg), chỉ bằng một nửa so với xoài Thái Lan là 765 yen/kg. Yêu cầu về sự ổn định: Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết, Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường. Dịch vụ vận chuyển xoài tươi bằng đường biển Eimskip cung cấp dịch vụ vận chuyển xoài bằng đường biển với thời gian ngắn ngày và nhiệt độ container luôn đảm bảo ổn định. Sản phẩm của bạn sẽ luôn được giám sát xuyên suốt hành trình với đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi, sẽ làm việc trực tiếp với hãng tàu 24/24. Đảm bảo hàng hóa khách hàng được vận chuyển nhanh chống và luôn tươi mới như ở tình trạng ban đầu.  

Phí và phụ phí vận tải biển theo tuyến, khu vực đặc thù
19/04 2023

Phí và phụ phí vận tải biển theo tuyến, khu vực đặc thù

1.  Phụ phí trong vận tải tuyến Châu Âu và Địa Trung Hải 2.  Phụ phí trong vận tải tuyến Tuyến Mỹ, Canada 3. Phụ phí trong vận tải tuyến Tuyến Úc 4. Phụ phí trong vận tải tuyến Nhật Bản 5. Phụ phí trong vận tải tuyến Châu Á    

Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu thường gặp
13/04 2023

Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu thường gặp

Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa là những mâu thuẫn ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.  Bất cứ khi nào tranh chấp cũng có thể xảy ra trong giao nhận. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể chỉ liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa, nhưng đôi khi tranh chấp này còn dẫn đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các trường hợp thường gặp trong vận chuyển hàng hóa và cách hạn chế rủi ro dẫn đến tranh chấp hợp đồng xuất khẩu. Các Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu hàng hóa thường gặp Các loại tranh chấp hàng hóa thường gặp trong quá trình vận chuyển đường biển như sau:  a. Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký hợp đồng Chủ thể của hợp đồng vận tải hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức:  + Đối với một bên chủ thể là cá nhân: thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.  + Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền ký kết.  + Đối với chủ thể hợp đồng vận tải hàng hóa là tổ chức thì thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.  Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.  Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi khi hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.  Để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng phát sinh do chủ thể hợp đồng, các chủ thể cần xem xét như sau: Trước khi giao kết hợp đồng cần phải kiểm tra trong Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương để xem ai là người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kết hợp đồng không?  b. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do không đúng thời hạn, địa điểm Theo quy định tại Điều 532 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển. Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.  Vậy nên, trong hợp đồng vận tải hàng hóa cần quy định rõ cách xác định chi phí chờ đợi khi bên thuê vận chuyển chậm giao tài sản và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển cũng như vấn đề xác định chi phí phát sinh do bên vận chuyển chậm tiếp nhận. Khi những vấn đề này quy định không rõ thì rất dễ phát sinh tranh chấp c. Tranh chấp do bên vận chuyển giao chậm, mất hoặc hư hỏng hàng hóa  Một trong những rủi ro trong quá trình vận chuyển thường gặp phải là hàng hóa tới muộn hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng trước đó đã ký kết thỏa thuận. Theo quy định, bên vận chuyển có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn và giao tài sản cho bên nhận.  Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển thường gặp nhiều sự cố, sự kiện bất khả kháng dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể là do yếu tố thời tiết bão lũ, động đất ảnh hưởng, tình hình dịch bệnh, các sự cố về giao thông, hư hỏng hay một vài nguyên nhân khác.  Thông thường, bên vận chuyển sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).  d. Tranh chấp do hao hụt hàng hóa  Đối tượng của hợp đồng vận tải hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên. Tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.  Trong số các loại hàng hóa đó sẽ có những hàng hóa sẽ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Việc hao hụt chất lỏng trong quá trình vận chuyển (bia rượu, hoá chất, nhiên liệu vv..) là một quá trình tự nhiên, không những có chuyện hao hụt mà còn có chuyện giãn nở do nhiệt độ và trọng lượng riêng (tính chất vật lý) do vậy công tác quản lý hàng hoá là chất lỏng trong mọi khâu: nhập, xuất, tồn chứa và vận chuyển người ta đều phải tính đến vấn đề hao hụt và mức độ hao hụt.  Vì vấn đề hao hụt là luôn có nên trong công tác quản lý hàng hoá lỏng cần có định mức hao hụt chặt chẽ nhằm tránh thất thoát hàng hoá. Nếu trong Hợp đồng vận chuyển các loại hàng hóa này không ấn định mức hao hụt và cũng không quy định rõ mức phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì rất dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên.  Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [SO %] tổng số lượng hàng thì bên vận chuyển không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận). Trường hợp hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên vận chuyển có thể phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).  e. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán gây tranh chấp hợp đồng vận chuyển phát sinh:  Thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê. Cước phí theo thỏa thuận của các bên hoặc biểu phí của các đơn vị vận chuyển kinh doanh. Theo các vận chuyển vận chuyển phụ phí vận chuyển khác như tiền lưu kho, lưu bãi…. Còn bên nhận tài sản có trách nhiệm chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển.  Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản. Trường hợp bên thuê vận chuyển, bên nhận tài sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Bởi vậy, Các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch f. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng  Cũng như các loại hợp đồng khác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho các bên còn lại trong thời hạn đã thỏa thuận thì dễ gây thiệt hại cho bên còn lại.  Trường hợp này sẽ dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn khi xác định mức bồi thường thiệt hại, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba. Bởi vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét các rủi ro có thể xảy ra để đưa tránh những thiệt hại trong hợp đồng vận tải hàng hóa và đưa ra các căn cứ định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. Việc giảm rủi ro trong vận chuyển hàng hóa khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển từ Forwarder uy tín, và cho bạn sự tin tưởng trong quá trình đàm phán và có mối quan hệ tốt với hãng tàu để đảm bảo suôn sẻ các tình huống phát sinh trong vận chuyển. Bạn có thể tham khảo dịch vụ vận chuyển chuyên về hàng lạnh và đông lạnh của Eimskip tại đây CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 | Hoạt động: 8:00 - 17:30 Email: info@eimskip.vn  

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin