Tính đến hết tháng 11, Xuất khẩu cá tra sang các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng 2-3 con số nhờ nhu cầu và giá xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, tháng 11, lần đầu tiên kể từ đầu năm, xuất khẩu cá tra đã bị sụt giảm so với cùng kỳ, là dấu hiệu tác động của lạm phát tại các thị trường.
Dự báo xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực trong quý I/2023 sẽ sụt giảm mạnh vì đơn hàng giảm và kết quả năm 2023 khó duy trì được như năm 2022, nhất là Mỹ, EU. Tuy nhiên, DN cá tra vẫn có thể linh hoạt điều chỉnh thị trường XK vì vẫn có những tín hiệu lạc quan ở một số thị trường hoặc khối thị trường.
Linh hoạt điều chỉnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN
Cụ thể, Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 11 năm 2022 xuất khẩu cá tra sang các nước ASEAN đạt 183 triệu USD tăng 87% cùng kỳ so với năm 2021, chiếm 8% tổng xuất khẩu cá tra.
Thái Lan đứng đầu thị phần nhập khẩu cá tra từ Việt Nam
Trong đó nổi bật tại thị trường Thái Lan với trên 45% giá trị xuất khẩu toàn khối, đạt gần 83 triệu USD, tăng 67% so với 11 tháng đầu năm 2021.Thị trường này đã thu hút được gần 80 doanh nghiệp XK cá tra của Việt Nam. Sau Covid, Thái Lan đã mở cửa hoàn toàn và ngành du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Các phân khúc nhà hàng, khách sạn lại tạo ra dư địa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm.
Sản phẩm xuất đến thị trường Thái Lan chủ yếu là cá tra fillet cắt miếng đông lạnh, cắt khúc, cắt cube. Ngoài ra sản phẩm đông lạnh còn có các sản phẩm khác như cá tra cắt miếng, cắt thỏi tẩm gia vị, bong bóng cá tra sấy khô, …
Các công ty xuất khẩu cá Tra Việt Nam sang thị trường Thái Lan: đứng đầu là Công ty CP Nam Việt chiếm hơn ¼ thị phần tại quốc gia này. Tiếp sau là công ty CP Thực phẩm Hưng Phúc Thịnh, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên SeafoodDirect2012 và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang. Sau Nam Việt, 4 công ty này chiếm từ 7% - 10% xuất khẩu cá tra sang Thái Lan.
Top 4 thị trường có tỷ trọng nhập siêu cá tra Việt Nam cao
Theo đó, TOP 4 thị trường có tỷ trọng nhập siêu cá tra Việt Nam cao nhất bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippine, đều tăng 50% - 93% trong 11 tháng qua.
Cùng với lợi thế về địa lý, ít rủi ro và ảnh hưởng bởi vấn đề logistic, lợi thế về thuế quan ưu đãi nhờ các hiệp định FTA khu vực và song phương với Việt Nam, ASEAN trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp cá tra.
Trung Đông - Thị trường xuất khẩu cá tra tiềm năng năm 2023
Ngoài ASEAN, Trung Đông cũng được đánh giá là một khu vực kinh tế ổn định trong năm 2022 và 2023 và cũng là thị trường tiêu thụ cá tra tiềm năng. XK sang Trung Đông trong 11 tháng qua đạt 129 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối thị trường này chiếm gần 6% XK cá tra của Việt Nam trong năm 2022.
Top 3 thị trường trong khu vực Trung Đông, NK nhiều nhất cá tra Việt Nam gồm Ai Cập, UAE và Arap Xê út. Trong đó, tăng bứt phá nhất là Ả Rập Xê út với mức tăng 165% trong 11 tháng đầu năm.
Kết
Với những xu hướng thị trường này, kỳ vọng là các DN cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục linh hoạt nắm bắt cơ hội và lợi thế thị trường để giữ tăng trưởng XK trong năm 2023.
Nếu bạn đang cần dịch vụ Global Forwarding giá tốt chuyên giao nhận hàng lạnh, đông lạnh có thể tìm hiểu Dịch vụ vận chuyển tại Eimskip
Với hoạt động của Eimskip được chia thành 𝙝𝙖𝙞 𝙥𝙝𝙖̂𝙣 𝙠𝙝𝙪́𝙘 𝙩𝙝𝙞̣ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙞́𝙣𝙝: Dịch vụ tàu biển ở Bắc Đại Tây Dương và Dịch vụ giao nhận quốc tế. Với Dịch vụ Giao nhận (Global Forwarder) chúng tôi tập trung chủ yếu vào giao nhận lạnh; giao nhận hàng khô ngày càng phát triển. Chúng tôi hoạt động hiệu quả trên mạng lưới 55 văn phòng tại 20 quốc qua.
Nguồn: Tổng hợp từ VASEP