Chính ngạch và tiểu ngạch là cách gọi không chính thức của các phương thức giao dịch gắn liền với hoạt động thương mại biên giới (hay còn gọi là biên mậu) trên đất liền, mà ở đay chủ yếu là biên giới với Trung Quốc. Trong hoạt động thương mại với các đối tác khác (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc …), bạn sẽ không thấy nhắc đến các khái niệm này.
Do không có định nghĩa chính thức nên người ta chỉ hiểu về chính ngạch, tiểu ngạch thông qua một số đặc điểm của mỗi loại hình.
1. Xuất khẩu chính ngạch là gì?
- Có hợp đồng và các chứng từ thương mại (hóa đơn, vận đơn, kiểm dịch, C/O,...)
- Khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao
- Thanh toán qua ngân hàng
- Giao hàng qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
2. Xuất khẩu tiểu ngạch là gì?
- Không có hợp đồng và không đầy đủ các chứng từ thương mại
- Khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp
- Thanh toán tiền mặt, hàng đổi hàng
- Giao hàng qua cửa khẩu ohụ, lối mở
Những đặc điểm trên chỉ là tương đối, có những lô hàng tiểu ngạch nhưng khối lượng cũng không hề nhỏ hoặc vẫn có thể thanh toán qua ngân hàng như thường.
Trong các đặc điểm trên, đặc điểm thứ 4 (cửa khẩu giao hnàg) là đặc điểm nổi bật nhất, dễ nhận biết nhất để phân biệt tiểu ngạch với chính ngạch. Trong khi phía Việt Nam không phân biệt chính ngạch với tiểu ngạch, giao hàng qua cửa khẩu nào cũng là xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì đối với phía Trung Quốc, cửa khẩu phụ, lối mở chỉ được dành cho mua bán theo diện cư dân biên giới. Do vậy, hoạt động mua bán này do chính quyền địa phương quản lý, có những yếu tố linh hoạt nhất định về mặt thủ tục, nhưng tiềm ẩn những rủi ro như bị ùng tắc cửa khẩu. Trong nhiều trường hợp, nhất là đối với nông sản, hàng hóa đưa qua những cửa khẩu phụ, lối mở sang bên kia biên giới mới tìm người mua, do vậy dễ bị ép giá.
Từ góc độ kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cần hiểu bản chất của giao dịch chính ngạch, tiểu ngạch để có vận dụng phù hợp và tư vấn cho chủ hàng trong trường hợp cần thiết.
Về lâu dài, Nhà nược khuyến khích doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu chính ngạch, giảm dần loại hình tiểu ngạch để phát triển xuất khẩu bền vững, giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
3. Các sản phẩm thường được xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch bao gồm
- Nông sản: Một trong những mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch.
- Các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: quần áo, vải vóc, và các mặt hàng tiêu dùng FMCG.
- Hàng hóa nguyên liệu: Các loại nguyên liệu cũng thường được xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch.
- Hàng hóa khác: Ngoài ra, còn có một số loại hàng hóa khác cũng được xuất khẩu theo hình thức này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mặc dù tiểu ngạch có thể mang lại lợi ích nhất định như thủ tục đơn giản và chi phí vận chuyển thấp, nhưng cũng có những rủi ro nhất định. Vì vậy, khi tham gia vào hoạt động này, các cá nhân và doanh nghiệp vẫn cần tuân thủ các quy định của pháp luật.
4. Những rủi ro từ xuất khẩu tiểu ngạch
“Tiểu ngạch” đang dần trở nên không phù hợp với thị trường Trung Quốc do nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hàng hóa theo hình thức này thường không tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng, kiểm dịch, nguồn gốc, bao bì, tem nhãn, v.v. của Trung Quốc, do đó không đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu theo hình thức “chính ngạch” bền vững.
Hơn nữa, hàng hóa “tiểu ngạch” thường không ký kết hợp đồng thương mại quốc tế hoặc nếu có thì nội dung đơn giản. Doanh nghiệp xuất khẩu thường phụ thuộc vào thương nhân biên giới phía Trung Quốc, không chủ động được giá cả và điều tiết được lượng hàng hóa đưa lên biên giới, dẫn đến nguy cơ bị ép cấp, ép giá hoặc “được mùa, mất giá”.
Hàng hóa “tiểu ngạch” thường được thông quan tại cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở biên giới - nơi có cơ sở hạ tầng của khẩu, lực lượng chức năng (biên phòng, hải quan, kiểm dịch) kém hoàn thiện so với các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương hai nước. Khi phát sinh những tình huống bất thường (như dịch bệnh, tăng cường kiểm soát biên giới…), các địa điểm này thường bị tạm dừng hoạt động khiến hàng hóa xuất khẩu bị ùn tắc, không thể thông quan được.
Điều này gửi đi tín hiệu sai lầm về thị trường Trung Quốc đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam; coi đây là thị trường “dễ tính” hoặc bất cứ loại nông sản, thực phẩm nào cũng có thể xuất khẩu. Trong khi trên thực tế, nông sản (đặc biệt nông sản tươi) muốn xuất khẩu đi Trung Quốc đều phải đàm phán mở cửa thị trường, tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo trình tự, tiêu chuẩn và chất lượng được quy định của thị trường này.
CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long)
Email: long@eimskip.vn