Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Luật và quy định từ Nhật Bản

Võ Thanh Trúc - 21/11/2023

Nhật Bản là quốc gia có sản lượng nhập khẩu thủy sản top 10 thế giới. Và đối với ngành xuất khẩu cá tra tại Việt Nam, Nhật đang đứng thứ 2 có lượng nhập khẩu lớn sau Mỹ được thống kê vào Tháng 9/2023. Bài viết này sẽ chỉ ra chi tiết về luật và quy định tại Nhật Bản đối với ngành hàng thủy sản.

1. Danh mục mặt hàng thủy sản được phép xuất khẩu vào Nhật Bản

2. Luật và quy định về xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

Nhà xuất khẩu cần lưu ý 3 luật này khi xuất khẩu thủy sản đến thị trường Nhật Bản: Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải quan

2.1. Luật Ngoại hối và Ngoại thương

Những hạn chế khi xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản được quy định tại: Hạn ngạch nhập khẩu; Phê duyệt nhập khẩu; Xác nhận nhập khẩu (trước hoặc tại thời điểm thông quan).

a. Hạn ngạch nhập khẩu

 Những loại thủy sản sau đây được coi là đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật Ngoại hối và Ngoại thương; đồng thời các nhà nhập khẩu phải được cấp hạn ngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp:

 - Cá trích, cá tuyết, cá đuôi vàng, cá thu, cá mòi, cá thu ngựa, sò điệp, mắt sò, mực, v.v. (sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê hoặc sấy khô). Có bốn chế độ phân bổ hạn ngạch, bao gồm: 

+ Phân bổ theo công ty thương mại (phân bổ dựa trên hồ sơ trong quá khứ)

+ Phân bổ theo nhà khai thác thủy sản,

+ Phân bổ theo người tiêu dùng và phân bổ trên cơ sở “người đến trước”. 

+ Các nhà nhập khẩu mới không có kinh nghiệm nhập khẩu trong quá khứ về nguyên tắc sẽ chỉ có thể đăng ký phân bổ “người đến trước” (phân bổ có thể được thực hiện bằng việc bốc thăm).

 Nếu không thì họ có thể nhận phân bổ lại từ những người đã có phân bổ

b. Phê duyệt nhập khẩu

Tại thị trường Nhật Bản, bắt buộc phải nhận được phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp:

- Cá ngừ vây xanh: được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biển Địa Trung Hải và được bảo quản tươi / ướp lạnh. 

- Cá ngừ vây xanh miền Nam: được bảo quản tươi hoặc ướp lạnh, trừ những loại từ Úc, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc hoặc Đài Loan. 

- Cá ngừ mắt to tươi sống và chế biến, cá, động vật giáp xác và động vật có xương sống khác và thực phẩm chế biến của chúng, và các sản phẩm từ động vật sử dụng cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm.

c. Xác nhận nhập khẩu trước

Cần phải nhận được một văn bản xác nhận nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu: 

- Sản phẩm đông lạnh của các loại: cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, cá kiếm. 

- Cá ngừ (không bao gồm cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh phương Nam và cá ngừ mắt to) và cá marlin (không bao gồm cá kiếm) được nhập khẩu bằng tàu biển (được bảo quản tươi / ướp lạnh / đông lạnh).

d. Xác nhận nhập khẩu tại thời điểm thông quan

cần nộp hồ sơ bắt buộc bao gồm dữ liệu thống kê, giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận về tái xuất để có thể nhận được xác nhận nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan: 

- Cá ngừ vây xanh (tươi / ướp lạnh) 

- Cá ngừ vây xanh phương Nam (tươi / ướp lạnh) 

- Cá kiếm (tươi / ướp lạnh)

Luật và quy định về xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

2.2. Luật An toàn vệ sinh thực phẩm

  • Theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về “Tiêu chuẩn và tiêu chí cho thực phẩm và chất phụ gia” ban hành theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh v.v… (gồm chất phụ gia thực phẩm và thuốc cho động vật), thủy sản tươi sống và chế biến là đối tượng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra theo loại và tính chất của nguyên liệu thô, kiểm tra theo loại và hàm lượng chất phụ gia, dư lượng kháng sinh, v.v… 
  • Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được ban hành nếu trong sản phẩm sử dụng chất phụ gia bị cấm, hay dư lượng kháng sinh vượt qua mức độ cho phép. Thủy sản tươi sống và chế biến nên được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi tiến hành nhập khẩu. Nếu việc sử dụng chất phụ gia hay dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn Nhật Bản, cần đưa ra các hướng dẫn xử lý phù hợp tiếp theo cho doanh nghiệp xuất khẩu. 
  • Cho đến năm 2006, các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh được áp dụng theo nguyên tắc “chọn - bỏ”, theo đó một chất kháng sinh sẽ không bị kiểm soát dư lượng nếu không có quy định cụ thể áp dụng cho chất đó. Tuy nhiên, luật sửa đổi sau đó đã áp dụng nguyên tắc “chọn - cho”, theo đó một sản phẩm sẽ bị cấm lưu thông phân phối nếu có chứa một mức độ nhất định dư lượng kháng sinh, ngay cả khi không có quy định cụ thể nào áp dụng cho chất kháng sinh đó. Nguyên tắc “chọn - cho” được áp dụng với mọi loại thực phẩm, bao gồm thủy sản kể cả tự nhiên hay nuôi trồng. 
  • Kể từ năm 2011, trong số các loại thủy sản là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (kiểm tra mọi lô hàng đối với những thực phẩm có nguy cơ cao vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm), các mặt hàng là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc không kể đến xuất xứ bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. Ngoài ra, tôm và tôm thương phẩm nuôi trồng từ Thái Lan (kiểm tra dư lượng axit oxolinic), tôm và tôm thương phẩm Việt Nam (chloramphenicol, nitrofurans…) cũng là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc. Giới hạn tối đa áp dụng là 0,002 ppm đối với fenitrothio; 0,01 ppm đối với axit oxolinic, acetochlor và triazophos; và cấm sử dụng nitrofurans và chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản.

Nhật Bản thuộc Top 5 xuất khẩu thủy sản của Việt nam

2.3. Luật Hải quan

Luật Hải quan cấm việc nhập khẩu các lô hàng được ghi sai nhãn hoặc gây khó hiểu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Tìm Forwarder chuyên vận chuyển hàng lạnh và đông lạnh để được mức giá tốt và am hiểm đúng sản phẩm và thị trường Nhật Bản.

Trên đây là luật và quy định cần nắm được trích tại cẩm nang xuất khẩu thủy sản, nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm về xuất khẩu thủy sản thì liên hệ đến chuyên gia của chúng tôi tại:

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: info@eimskip.vn

Tags : Vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu thủy sản sang nhật
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin