Thuế phí Việt Nam áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ Đức

Võ Thanh Trúc - 01/11/2022

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức Thuế phí nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó. 

Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ có 2 lựa chọn về Thuế quan. Mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện nhà nhập khẩu lựa chọn mức thuế phù hợp, cụ thể: 

  • Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo. 
  • Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định. 

Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022. 

4 loại thuế phí khi nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam

Thuế giá trị gia tăng 

Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt 

Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng. 

Thuế bảo vệ môi trường 

Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật…. 

Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ 

Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam

Tags : Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin