Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Canada

Võ Thanh Trúc - 09/04/2024

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Canada

Quy trình và thủ tục nhập khẩu vào Canada được thông tin chi tiết tại trang web của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada - CBSA.

Các bước nhập khẩu một hàng hóa:

Bước 1: Chuẩn bị nhập khẩu

Đăng ký tài khoản nhập khẩu

 Để nhập khẩu hàng hóa vào Canada, Shipper cần đăng ký Mã số doanh nghiệp (Business Number) - mã số này gắn với tài khoản nhập khẩu của Nhà nhập khẩu.

Mã số kinh doanh được đăng ký tại Cơ quan Doanh thu Canada. Đăng ký tài khoản hoàn toàn miễn phí và chỉ mất vài phút thực hiện.

Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa

Shipper cần xác định rõ chủng loại hàng hóa của mình có được phép nhập khẩu sang Canada hay không:

Bước 2: Phân loại hàng hóa

Cần phải xác định HS Code đặc thù của Canada: Để xác định mức thuế áp dụng cho một mặt hàng, việc phân loại hàng hóa theo mã HS là một bước không thể thiếu. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), tất cả các quốc gia đều tuân thủ việc sử dụng 6 số đầu tiên của mã HS. Tuy nhiên, việc thêm các số tiếp theo vào mã HS là do từng quốc gia tự quyết định, do đó, những số này có thể không giống nhau giữa các quốc gia. Thông thường, các quốc gia sẽ thêm 2 hoặc 4 số vào sau 6 số đầu tiên của mã HS (tạo thành mã HS 8 số hoặc 10 số) để phục vụ cho việc quản lý nội bộ. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng hệ thống mã HS chi tiết đến 8 số, trong khi Canada sử dụng hệ thống mã HS chi tiết đến 10 số. Do đó, khi hàng hóa từ Việt Nam (được phân loại theo mã HS 8 số tại Việt Nam) được nhập khẩu vào Canada, cần phải xác định lại mã HS phù hợp theo hệ thống mã HS 10 số của Canada.

Tham khảo HS Code Canada 

Để hàng hóa có thể tận dụng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP, mã HS 10 số phải được ghi rõ ngay từ lúc khai báo trên C/O ưu đãi CPTPP, mã này phải tuân theo hệ thống HS của Canada. Theo điều khoản của CPTPP, nhà nhập khẩu tại Canada hoặc nhà xuất khẩu/nhà sản xuất tại Việt Nam có thể yêu cầu Hải quan Canada xác định mã HS cho sản phẩm của họ (qua thủ tục Advance Rulings) trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Canada.

Bước 3: Xác định các loại thuế phí

Sau khi xác định mã HS code, Shipper tiến hành xác định các loại thuế cần được

Thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ:

  • Thuế MFN: áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO.
  • Thuế GPT: Đây là mức thuế ưu đãi đơn phương dành cho một số nước đang/kém phát triển. kể cả khi CPTPP đã có hiệu lực, tuy nhiên hàng hóa phải đáp ứng điều kiện về quy tắc xuất xứ GPT khá khắt khe.
  • Thuế CPTPP: Đây là mức thuế ưu đãi dành cho hàng hóa từ các thành viên CPTPP (đã phê chuẩn CPTPP) 

Cần chú Ý là không phải lúc nào thuế MFN cũng cao hơn thuế GPT hay thuế CPTPP. Có nhiều trường hợp thuế MFN, GPT hay CPTPP bằng nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tra cứu cụ thể các mức thuế trước, và chỉ khi thuế MFN không có lợi bằng các mức thuế khác thì mới tra cứu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi.

Các loại thuế khác 

huế hàng hóa và dịch vụ (GST): 5%

Thuế tiêu thụ đặc biệt (excise tax)

Phí tiêu thụ đặc biệt (excise duty)

Shipper có thể tham khảo các mức thuế được quy định trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax Act) của Canada để biết thuế áp dụng cho sản phẩm của họ, hoặc họ có thể liên hệ trực tiếp với Cơ quan Doanh thu Canada (Canada Revenue Agency) để được hỗ trợ.

Bước 4: Vận chuyển, kiểm tra và giải phóng hàng 

Tất cả hàng hóa thương mại vận chuyển từ Việt Nam sang Canada sẽ phải thông báo cho CBSA, Cơ quan có thẩm quyền về thủ tục giải phóng hàng của Canada. Các giấy tờ cần nộp cho CBSA: 

  • 02 bản sao Giấy kiểm tra hàng hóa do nhà vận chuyển cung cấp; 
  • 02 bản sao Hóa đơn hải quan Canada (hoặc hóa đơn thương mại); 
  • 01 bản sao tất cả các giấy tờ khác (ví dụ Giấy phép nhập khẩu, Chứng chỉ, Giấy phép… nếu hàng hóa thuộc diện kiểm tra đặc thù; Chứng nhận xuất xứ nếu hàng hóa muốn hưởng ưu đãi thuế quan GPT hoặc CPTPP…).

Sau khi nộp đầy đủ các chứng từ trên, hàng hóa sẽ được xem xét và cho thông quan theo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thông quan sau khi thanh toán các loại thuế phí

Đây là hình thức thông quan chung, áp dụng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào Canada. Nghĩa là hàng hóa sẽ được giải phóng hàng khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan và nộp thuế phí đầy đủ.

Thời gian giải phóng hàng có thể mất khoảng 20 phút đến 1 ngày, tùy trường hợp. Đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra đặc thù ( rau quả, thực phẩm, …), lô hàng sẽ được đặt tại kho ngoại quan và được cơ quan hải quan xử lý khoảng từ 12-48 giờ hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào từng thời điểm.

Trường hợp 2: Thông quan trước khi thanh toán các loại thuế phí 

Hình thức thông quan này chỉ áp dụng đối với các trường hợp đã đăng ký trước và đã nộp một khoản tiền bảo đảm trước cho CBSA.

Thường thì chỉ các nhà nhập khẩu thường xuyên, khối lượng nhập khẩu lớn, mới đăng ký để thông quan theo hình thức này.

Để nhận giá cước vận chuyển chuyên tuyến Canada giá tốt, hãy liên hệ thông tin sau để được hỗ trợ nhé!


CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline: Mr. Long - 0919226984

Email: info@eimskip.vn

Tags : Canada, Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin