Khái niệm "hàng tồn kho" đề cập đến các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất cũng như hàng hóa đã hoàn thành và sẵn sàng để bán. Hàng tồn kho của một công ty là một trong những tài sản quan trọng nhất, vì sự luân chuyển hàng tồn kho là nguồn gốc chính của việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các cổ đông của công ty. Cùng Eimskip tìm hiểu định nghĩa, phân loại, phương pháp tính và quản lý hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là gì? Định nghĩa hàng tồn kho?
Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của mọi công ty, bao gồm nguyên liệu thô, hàng hóa dở dang và hàng hóa đã hoàn thiện. Nó tạo cầu nối giữa sản xuất và bán hàng, được ghi nhận là tài sản ngắn hạn. Khi hàng tồn kho được bán, chi phí của nó chuyển vào chi phí hàng hóa bán (COGS) trên báo cáo tài chính.
Theo định nghĩa trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 02), hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường;
- Đang trong quá trình sản xuất để bán ra;
- Hoặc là nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ.
Phân loại hàng tồn kho? Hàng tồn kho có những loại nào?
Việc phân loại hàng tồn kho một cách khoa học và chi tiết giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả quá trình lưu trữ, xuất nhập hàng, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Vậy hàng tồn kho bao gồm những loại nào? Dưới đây là các cách phân loại phổ biến hiện nay:
Căn cứ vào tính chất và vai trò trong chuỗi sản xuất – kinh doanh, phân loại hàng tồn kho theo đặc điểm có thể chia thành các nhóm chính như sau:
Nguyên vật liệu
Bao gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật tư… dùng để sản xuất ra sản phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất nội thất có gỗ, đinh, sơn là nguyên vật liệu tồn kho.
Sản phẩm dở dang (WIP – Work In Progress)
Là hàng đang trong quá trình sản xuất nhưng chưa hoàn tất.
Ví dụ: Một chiếc bàn gỗ đã đóng xong khung nhưng chưa sơn.
Thành phẩm
Là sản phẩm đã hoàn thiện, sẵn sàng để bán ra thị trường.
Hàng hóa (đối với doanh nghiệp thương mại)
Là sản phẩm mua vào để bán lại, không qua khâu chế biến.
Ví dụ: Công ty phân phối đồ gia dụng nhập hàng từ nhà sản xuất rồi bán ra thị trường.
Công cụ dụng cụ tồn kho
Bao gồm vật tư phụ trợ hoặc dụng cụ nhỏ, được phân bổ dần vào chi phí.
Ví dụ: Bút, mực in, bao bì, khay chứa hàng...
Phương pháp kê khai hàng tồn kho theo Thông tư 200 và 133
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp để theo dõi và hạch toán hàng tồn kho:
Kê khai thường xuyên
Đây là phương pháp theo dõi nhập – xuất – tồn hàng hóa liên tục, phản ánh kịp thời mọi biến động trong kho. Mỗi lần có hàng nhập hoặc xuất kho, doanh nghiệp sẽ cập nhật ngay vào sổ sách kế toán.
Công thức tính tồn kho cuối kỳ:
Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ
Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng thường xuyên, yêu cầu kiểm soát kho sát sao.
Kiểm kê định kỳ
Với phương pháp này, doanh nghiệp không theo dõi hàng tồn kho một cách liên tục. Thay vào đó, hàng tồn kho được kiểm kê và cập nhật vào cuối kỳ (tháng, quý, năm), từ đó mới xác định được lượng hàng đã xuất.
Công thức tính hàng xuất kho:
Xuất trong kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Tồn kho cuối kỳ
Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc không yêu cầu kiểm soát tồn kho thường xuyên.
Cách Hạch Toán Hàng Tồn Kho Theo Từng Nghiệp Vụ
Nghiệp vụ | Phương pháp kê khai thường xuyên | Phương pháp kiểm kê định kỳ |
---|---|---|
1. Nhập kho hàng hóa/CCDC/Nguyên vật liệu | Nợ 152/153/156 Nợ 133 Có 111/112/331 |
Không ghi nhận (ghi cuối kỳ theo tồn kho) |
2. Hàng mua chưa về (đã có hóa đơn) | Nợ 151 Nợ 133 Có 111/112/331 |
Không ghi nhận |
3. Hàng đi đường về kho | Nợ 152/153/156 Có 151 |
Không ghi nhận |
4. Chiết khấu thương mại / Giảm giá hàng mua | Nợ 111/112/331 Có 156 (nếu còn hàng) hoặc Có 632 (nếu đã bán) Có 133 |
Không ghi nhận |
5. Mua hàng trả chậm, trả góp | Nợ 156 Nợ 133 Nợ 242 (phần lãi trả chậm) Có 331 |
Không ghi nhận |
6. Phân bổ lãi trả chậm định kỳ | Nợ 635 Có 242 |
Không ghi nhận |
7. Chi phí mua hàng (vận chuyển, bốc xếp...) | Nợ 156 Nợ 133 Có 111/112/331 |
Không ghi nhận |
8. Xuất kho hàng bán / dùng cho dịch vụ | Nợ 632 Có 156 |
Ghi vào cuối kỳ: Nợ 611 Có 156 |
9. Gia công, chế biến hàng hóa | - Gửi đi: Nợ 154 / Có 156 - Chi phí: Nợ 154 / Nợ 133 / Có 111/112/331 - Nhập về: Nợ 156 / Có 154 |
Không ghi nhận |
10. Hàng gửi đi bán | Nợ 157 Có 156 |
Không ghi nhận |
11. Ghi nhận hàng tồn đầu kỳ | Đã phản ánh từ cuối kỳ trước | Nợ 611 Có 156 |
12. Ghi nhận hàng tồn cuối kỳ (sau kiểm kê) | Đã phản ánh trong suốt kỳ | Nợ 156 Có 611 |
13. Kết chuyển giá vốn hàng bán | Không cần (đã ghi giá vốn từng lần xuất) | Nợ 632 Có 611 |
Ghi chú:
- TK 152: Nguyên vật liệu
- TK 153: Công cụ dụng cụ
- TK 156: Hàng hóa
- TK 151: Hàng mua đang đi đường
- TK 157: Hàng gửi đi bán
- TK 242: Chi phí trả trước
- TK 611: Mua hàng (chỉ dùng trong kiểm kê định kỳ)
- TK 632: Giá vốn hàng bán
Thuật Ngữ & Phương Pháp Tính Giá Hàng Tồn Kho Liên Quan
Tên gọi | Ý nghĩa | Áp dụng trong kế toán |
---|---|---|
FIFO (First In, First Out) | Nhập trước - Xuất trước | Hàng nhập kho trước sẽ được xuất trước. Phản ánh giá trị tồn kho theo giá gần nhất. Phù hợp với hàng hóa dễ hư hỏng hoặc biến đổi theo thời gian. |
LIFO (Last In, First Out) (Không áp dụng tại Việt Nam) | Nhập sau - Xuất trước | Hàng mới nhập sẽ được xuất trước. Phản ánh giá vốn cao hơn khi giá tăng. Lưu ý: Phương pháp này không được chấp nhận theo chuẩn kế toán Việt Nam. |
Bình quân gia quyền | Trung bình giá trị hàng tồn kho | Tính giá trị xuất kho bằng trung bình cộng của giá trị hàng tồn kho và hàng nhập trong kỳ. Dùng phổ biến trong môi trường ổn định giá. Có 2 cách: bình quân cả kỳ dự trữ hoặc bình quân sau mỗi lần nhập. |
Thực tế đích danh | Ghi theo từng lô hàng thực tế | Mỗi lô hàng được theo dõi riêng biệt với giá mua cụ thể. Áp dụng khi hàng hóa có mã vạch, số lô, hoặc mặt hàng giá trị cao, dễ phân biệt. |
Hàng tồn kho đầu kỳ/cuối kỳ | Giá trị tồn kho được xác định theo kỳ kế toán | Là cơ sở để tính toán giá vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh. |
Chi phí mua hàng | Các chi phí liên quan đến việc đưa hàng về kho | Gồm vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, hao hụt... được cộng vào giá trị hàng tồn kho. |
Hao hụt tồn kho | Phần tổn thất vật chất trong quá trình bảo quản | Cần theo dõi và xử lý riêng nếu vượt định mức cho phép. |
Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 091-922 6984 | 028 6264 63 80
Email: long@eimskip.vn