Freight collect và Freight prepaid là gì? Khác nhau ra sao?

Võ Thanh Trúc - 14/11/2023

Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, hai thuật ngữ phổ biến mà người ta thường gặp là "Freight Collect" và "Freight Prepaid". Đây là hai điều kiện thanh toán cước vận chuyển quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và sự khác biệt giữa chúng. Cùng Eimskip tìm hiểu xem cước Collect và cước Prepaid là gì nhé!

Freight collect là gì? Freight prepaid là gì?

1. Freight collect là gì?

Freight collect là loại cước mà người mua sẽ thanh toán cước vận tải và cước tàu tại cảng đến. Thường xuất hiện trong các hợp đồng như EXW, FOB, và khi hàng được chỉ định. Người thu cước tàu thường là đại lý của forwarder tại cảng nhận hàng (cảng đến). Để dễ hình dung, bạn có thể so sánh cước này với việc thanh toán hóa đơn điện thoại sau khi đã sử dụng dịch vụ (trả sau).

Lợi ích Freight collect đối với các bên

  • Đối với Hãng tàu: chỉ chấp nhận công nợ (trả sau) đối với những trường hợp người mua đặt cước cho các nhóm E và F. Trong tình huống này, hãng tàu sẽ nhận thanh toán khi hàng tới cảng nhập. Để nhận hàng, người mua cần thanh toán chi phí cước và các chi phí địa phương.
  • Đối với người bán, nếu họ bán hàng cho các nhóm E và F, họ không phải đảm nhận trách nhiệm về việc đặt cước biển. Do đó, họ không cần quan tâm liệu cước là trả trước hay trả sau.
  • Đối với người mua: thông qua việc đặt cước, yêu cầu trả sau để hãng tàu có trách nhiệm cao hơn trong quá trình phục vụ. Điều này giúp tránh tình trạng kẹt tiền và cho phép người mua, trong những trường hợp không có sẵn nguồn lực tài chính, có khả năng quay vòng vốn để thanh toán lương cho nhân viên.

2.  Freight prepaid là gì?

Freight prepaid là loại cước mà người gửi hàng (shipper) phải thanh toán tại cảng xuất hàng trước khi hàng được tàu chấp nhận lên tàu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn hàng được vận chuyển, người gửi hàng phải thanh toán cước trước, và hãng tàu không chấp nhận việc thanh toán sau (công nợ). Loại cước này thường áp dụng trong các hợp đồng CIF, và forwarder thường gọi đơn vị vận chuyển là "hàng freehand". Một cách giải thích dễ hiểu hơn có thể là so sánh với việc sử dụng điện thoại trả trước hoặc thẻ visa trả trước (prepaid). Tuy nhiên, trong thực tế, khi sử dụng forwarder, mặc dù cước là prepaid, nhưng có thể hàng qua bạn mới được thanh toán cước tàu. Điều này xuất phát từ cạnh tranh cao trong ngành forwarding, nơi mà một số công ty có thể chấp nhận nợ từ bạn. Trong trường hợp này, rủi ro chủ yếu đối với công ty vận chuyển (forwarding), đặc biệt là đối với các loại hàng như hàng lạnh.

Lợi ích Freight prepaid đối với các bên

  • Với hãng tàu: việc hạn chế rủi ro về công nợ là quan trọng. Hãng tàu, hiểu  đơn giản là các công ty quản lý các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Họ thu phí dịch vụ và nếu không nhận được thanh toán trước, có thể phải đối mặt với rủi ro cao về công nợ. Trong nhiều trường hợp, khi chủ hàng không thanh toán cước, hãng tàu gặp khó khăn trong việc đòi lại số tiền cước.
  • Đối với Shipper (người bán): trong trường hợp có thỏa thuận mua bán trên hợp đồng ngoại thương với điều kiện người bán thanh toán cước, việc ghi chú "Freight prepaid" trên vận đơn là cách để chứng minh rằng họ đã thanh toán cước như thỏa thuận. Điều này có thể hiểu là lời nhắc cho người mua rằng họ cần thực hiện thủ tục thanh toán theo hợp đồng.
  • Đới với Consignee (người mua): nếu họ không phải là người thuê tàu và theo điều kiện nhóm C, D hoặc đã thanh toán trước cho người bán, họ có thể yêu cầu người bán thanh toán cước biển trước. Việc ghi rõ cước trả trước trên vận đơn giúp người mua tránh khỏi tình trạng bị hãng tàu đòi tiền cước vận tải khi nhận hàng tại cảng nhập.

3. Freight collect và Freight prepaid khác nhau ra sao?

Giống nhau

  • Đây là khoản chi phí mà hãng tàu và công ty dịch vụ logistics thu từ shipper(chủ hàng). 
  • Nếu không có sự thay đổi theo quy tắc giao nhận hàng hóa (Incoterms), các chi phí local charges tại cảng nhập sẽ được thanh toán bởi người mua, trong khi ở cảng xuất sẽ do người bán chịu trách nhiệm thanh toán.

Khác nhau

Freight Collect

Freight Prepaid

Bắt buộc làm House bill

Thông thường nếu điều kiện bán hàng ghi là C, D thì trên B/L ghi là Freight Prepaid

Master bill hay House bill đều được

Điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì trên B/L ghi là Freight Collect

Kết Luận

Sự hiểu biết về sự khác biệt giữa Freight Collect và Freight Prepaid là quan trọng để đảm bảo sự hiểu rõ về chi phí và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Mỗi điều kiện thanh toán mang lại lợi ích và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào

Nếu bạn đang quan tâm về cước phí vận chuyển đường biển hàng đông lạnh giá tốt đi Châu Âu, Châu Mỹ và khu vực Châu Á, vui lòng liên hệ tại: 

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: info@eimskip.vn

 
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin