Tất cả tin tức

[ĐÓNG]Tuyển dụng Nhân viên Kế toán tổng hợp
10/05 2023

[ĐÓNG]Tuyển dụng Nhân viên Kế toán tổng hợp

Với hơn 15 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam lĩnh vực Logistics là thương hiệu dẫn đầu về vận chuyển đường biển chuyên về hàng lạnh. Eimskip được thành lập vào năm 1914 tại Iceland, hiện tại đã có mặt ở 20 quốc gia trên toàn cầu. Tháng 5 này, Eimskip Việt Nam tuyển dụng nhân viên kế toán tổng hợp , ưu tiên cho những bạn có kinh nghiệm 6 tháng ở vị trí tương tự, có đam mê với lĩnh vực Logistics.  VỊ TRÍ: GENERAL ACCOUNTANT - NHÂN VIÊN KẾ TOÁN THỜI GIAN: 10/05/2023 - 31/05/2023 MÔ TẢ CÔNG VIỆC - Thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp và quản lý nợ. - Thực hiện quản lý nợ phải thu, phải trả. (theo dõi, đối chiếu, đôn đốc tiến độ thanh toán công nợ). Lên kế hoạch thu hồi hoặc có đề xuất các giải pháp thu nợ hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể phù hợp từng thời điểm, lập báo cáo tình hình công nợ hàng tháng, hàng quý, … - Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hồ sơ chứng từ, hạch toán kế toán đúng quy định của Công ty và pháp luật, rà soát chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các báo cáo doanh thu, giá vốn, công nợ và nợ vay. - Thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định pháp luật. - Công việc khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo. YÊU CẦU - Tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành kế toán, tài chính. Chấp nhận SV mới ra trường. Tuổi <=26 - Ưu tiên có khả năng ngoại ngữ, Microsoft Office. - Năng động nhiệt tình, có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập và theo nhóm. QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG - Lương theo thỏa thuận - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm tại bệnh viện uy tín. - Được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo Luật Lao Động (BHXH, BHYT, BHTN) Các quyền lợi khác sẽ trao đổi trong buổi phỏng vấn

Những tiêu chuẩn khi xuất khẩu xoài tươi năm 2023
04/05 2023

Những tiêu chuẩn khi xuất khẩu xoài tươi năm 2023

Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu xoài lớn thứ 13 trên thế giới. Xoài Việt Nam đã được xuất khẩu đến 40 nước, trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc chiếm gần 84,6%; kế đến là thị trường Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới. Tiêu chuẩn xuất khẩu xoài tươi từ Chính phủ Đối với trái xoài xuất khẩu vào các nước trong WTO, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật - IPPC. Yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật. Một số thị trường nhập khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản trên gồm: Các nước khu vực Trung Đông, các nước Đông Âu, các nước ASEAN và Canada. “Yêu cầu tiên quyết khi xuất khẩu xoài là truy xuất nguồn gốc. Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện đã có gần 300 số mã vùng trồng được cấp để xuất khẩu”, ông Lương Ngọc Quang chia sẻ. Lưu ý về Thị trường nhập khẩu tiềm năng Châu Âu Năm 2022, họ chi 35 tỉ USD để nhập trái cây, trong đó nhập khẩu 500.000 - 600.000 tấn xoài. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu chính của EU là châu Phi và Nam Mỹ. Xoài của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân:  Dù có lợi thế về thuế nhưng bài toán về vận chuyển đã quyết định về năng suất xuất khẩu đến châu Âu do khoảng cách xa, thời gian bảo quản ngắn, việc vận chuyển bằng máy bay giá thành cao không phù hợp xuất khẩu số lượng lớn. Tiêu chuẩn về chất lượng: kiểm dịch thì châu Âu đặt tiêu chí an toàn thực phẩm và ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, thị trường này còn có yêu cầu về chứng nhận an toàn, tiêu chuẩn về môi trường, xã hội rất khác so với trước đây. Tiếp thị: tại châu Âu, chưa xuất hiện thông tin về sản phẩm xoài ở thị trường này, dù Hà Lan là thị trường nhập khẩu xoài rất lớn. Nhật Bản  Năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam. Sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần xoài Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn ở mức khiêm tốn. Xoài Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản giá 370 yen/kg (hơn 600.000 đồng/kg), chỉ bằng một nửa so với xoài Thái Lan là 765 yen/kg. Yêu cầu về sự ổn định: Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết, Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường. Dịch vụ vận chuyển xoài tươi bằng đường biển Eimskip cung cấp dịch vụ vận chuyển xoài bằng đường biển với thời gian ngắn ngày và nhiệt độ container luôn đảm bảo ổn định. Sản phẩm của bạn sẽ luôn được giám sát xuyên suốt hành trình với đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi, sẽ làm việc trực tiếp với hãng tàu 24/24. Đảm bảo hàng hóa khách hàng được vận chuyển nhanh chống và luôn tươi mới như ở tình trạng ban đầu.  

[Tin tức] Eimskip tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu
27/04 2023

[Tin tức] Eimskip tại Hội chợ triển lãm thủy sản toàn cầu

Eimskip đang tham gia Triển lãm Thủy sản ở Barcelona tuần này, 25-27 tháng 4. Là công ty vận tải hàng đầu ở Bắc Đại Tây Dương, Eimskip chuyên vận chuyển hàng hóa đông lạnh và ướp lạnh và hợp tác với các công ty trong lĩnh vực thủy sản trên toàn thế giới. Vì vậy, Triển lãm thủy sản là một địa điểm tuyệt vời để gặp gỡ khách hàng từ các quốc gia khác nhau và nhân viên Eimskip từ 11 quốc gia đang tham dự triển lãm. Svandís Svavarsdóttir, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và thủy sản thực phẩm của Iceland, đã đến thăm gian hàng của Eimskip và nói chuyện với Óskar Magnússon, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vilhelm Þorsteinsson, Giám đốc điều hành và các nhân viên khác của Eimskip. Công ty đã tổ chức một sự kiện dành cho khách hàng vào thứ Ba, thu hút đông đảo những người trong ngành thủy sản tham dự.

Giải pháp lưu kho cho hàng rau củ quả
26/04 2023

Giải pháp lưu kho cho hàng rau củ quả

Theo một nghiên cứu về nhiệt độ bảo quản rau phù hợp cho từng loại sản phẩm, các loại thực phẩm về rau củ quả có thể chia thành một số nhóm với nhiệt độ bảo quản tương ứng. Nắm ngay nhóm nhiệt độ bảo quản rau củ dưới đây nhé: Xem thêm: Top công ty cho thuê kho lạnh tại TP HCM Dịch vụ cho thuê kho lạnh Tầm quan trọng việc lưu kho lạnh rau củ hàng hóa Kho lạnh bảo quản thực phẩm giúp giảm thiểu tỷ lệ hao hụt thực phẩm và đảm bảo rằng thực phẩm được giữ tươi ngon trong thời gian dài. Kho lạnh có khả năng kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, và có thể được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu bảo quản của từng loại thực phẩm. Ngoài ra, kho lạnh bảo quản thực phẩm cũng giúp giảm thiểu rủi ro về vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Thực phẩm được bảo quản trong kho lạnh sẽ không bị nhiễm khuẩn và có thể được sử dụng an toàn. Để sử dụng kho lạnh bảo quản thực phẩm hiệu quả, cần phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng các thiết bị bảo quản thực phẩm đúng cách. Nếu không, thực phẩm có thể bị hỏng hoặc bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Tóm lại, kho lạnh bảo quản thực phẩm là một giải pháp hiệu quả để giữ cho thực phẩm tươi ngon và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để sử dụng kho lạnh hiệu quả, cần phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng các thiết bị bảo quản thực phẩm đúng cách. Xem thêm: Kho lạnh thực phẩm phải thỏa mãn điều kiện gì? Nhiệt độ bảo quản rau củ quả theo từng nhóm Mỗi nhóm rau củ quả được bảo quản ở khung nhiệt độ thích hợp chính là phương pháp tối ưu để giữ được chất lượng của sản phẩm ở mức tốt nhất, từ sau khi thu hoạch đến chế biến, tiêu thụ. Dưới nhiệt độ đóng băng ( (-)1°C đến 0°C )  Từ (-)1°C đến 0°C   (-)1°C - 0°C Còn ở mức nhiệt độ là 0°C thì có một số loại thực phẩm sau: bông cải bắp, bắp cải, cà rốt, tỏi, cần tây, mùi tây, củ cải trắng, anh đào chua, rau bina, dâu tây, ngô, cải xoong, củ cải đỏ, cải bắp, rau cúc đắng, củ cải vàng, tỏi tây, rau diếp, nấm, giá đỗ, củ cải turnip, cải xoăn Nhiệt độ đóng băng (0°C)   0°C   0°C  Còn ở mức nhiệt độ là 0°C thì có một số loại thực phẩm sau: bông cải bắp, bắp cải, cà rốt, tỏi, cần tây, mùi tây, củ cải trắng, tỏi tây, rau diếp, nấm, giá đỗ, anh đào chua, rau bina, dâu tây, ngô, cải xoong, củ cải đỏ, cải búp, rau cúc đắng, củ cải vàng, củ cải turnip, cải xoăn Ngay trên nhiệt độ đóng băng   Từ 0°C đến dưới 5°C  0°C - 1°C    >1°C 3°C 4°C Củ cải đường, măng tây, rau diếp xoăn, rau thơm, cải thảo, hành tây, atiso, cải chíp, súp lơ, mâm xôi đen, đậu đỏ, đậu xanh, anh đào, sung, quả kiwi,…   Táo, rau củ thái sẵn, hoa quả đã được cắt miếng … Dưa vàng, xà lách,... Đậu lima, dưa hấu...   Từ 5°C đến dưới 10°C 5°C  6°C 7.5°C  9°C Đậu Hà Lan, ớt cay, bơ đã chín, việt quất Vải, cam, đậu xanh, hạt đỗ Bí đỏ, lựu Khoai tây, đậu bắp, ổi, bơ chưa chín   Từ 10°C đến 15°C  10°C  11°C  12°C  14°C Ớt ngọt, bí ngòi, cà tím. Dưa chuột, xoài, đu đủ, dứa, bí ngô, chanh xanh. Chanh vàng, đậu khô, húng quế. Khoai lang, dừa, bưởi, chuối chín   Từ 15°C đến 21°C 15°C - 21°C Củ đậu, cà chua, chuối xanh, gừng,... Lưu ý, khi sử dụng kho lạnh để bảo quản rau, nhiệt độ kho nên được giữ gần với nhiệt độ tối ưu, giữ mức chênh lệch trong khoảng  1-2°C để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch nằm trong khoảng 5°C vẫn có thể chấp nhận. Xem thêm: Kho Lạnh Bảo Quản Trái Cây: Bí quyết giữ độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm Giải pháp thuê kho lạnh đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho thực phẩm của bạn được bảo quản trong một môi trường tốt để đảm bảo chất lượng tốt nhất, với giải pháp:    🔹 Shared Storage: Phương pháp Shared Storage,  hàng hóa của khách hàng sẽ được phân chia và bảo quản tại các khu vực riêng tùy theo loại hàng hóa, đảm bảo không ảnh hưởng về mùi, tính chất của nhau.    🔹 Lưu kho ngắn hạn: thời gian lưu kho không ràng buộc, linh hoạt theo tháng phù hợp cho lưu kho hàng tươi sống và thực phẩm đông lạnh.     🔹 Nhiệt độ ổn định với trang thiết bị tân tiến: Kho lạnh được trang bị hệ thống tuần hoàn khí lạnh, máy lạnh công nghiệp; giúp hơi lạnh được phân bổ đồng đều, ổn định. Thiết bị tự động kiểm soát nhiệt độ, quản lý độ ẩm, chống côn trùng, chống bụi    🔹Dịch vụ đi kèm tiện lợi: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bằng xe nâng; dịch vụ đóng gói; Dịch vụ dán nhãn, phân loại hàng hóa; Dịch vụ giao hàng bằng xe tải; Báo cáo xuất nhập hàng tháng Giải pháp lưu kho đa dạng cho hàng thực phẩm Kho lạnh Eimskip - Giải pháp cho thuê kho lạnh thực phẩm tại quận 9 Kho đông từ -18 đến 0 độ: Hải sản tươi sống đông lạnh, thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm tươi sống đông lạnh… Kho lạnh từ 0 - 20 độ: chuyên bảo quản nông sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, … Kho mát 20 - 25 độ: chuyên bảo quản các mặt hàng như thực phẩm đóng hộp, rượu các loại … Với dịch vụ cho thuê kho mát Hồ Chí Minh của Eimskip lưu kho nhiều loại hàng hóa khác nhau, đảm bảo hàng hóa của bạn được bảo vệ tốt nhất với công nghệ kho mát Eimskip Năng lực kho lạnh Eimskip tại Khu Công Nghệ Cao Sài Gòn Vị trí vàng lưu kho lạnh bảo quản thực phẩm vào mùa nóng  Vị trí vàng kho lạnh Khu công nghệ Sài Gòn phù hợp bảo quản thực phẩm vào mùa nóng: Kho lạnh Eimskip tọa lạc tại Khu Công Nghệ Cao Sài Gòn, xe container ra vào dễ dàng, gần các trục giao thông huyết mạch thuận tiện. Liên  thông  giữa  vùng  tam  giác  trọng  điểm  phía  Nam (Đồng  Nai,  Bình  Dương,  Bà Rịa  -  Vũng  Tàu)  và  cụm cảng Cát Lái, kết nối cao tốc Long Thành - Dầu Giây, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và phân phối hàng hóa giảm thiểu hư hỏng hàng hóa cho quá trình vận chuyển vào mùa nóng.  

Phí và phụ phí vận tải biển theo tuyến, khu vực đặc thù
19/04 2023

Phí và phụ phí vận tải biển theo tuyến, khu vực đặc thù

1.  Phụ phí trong vận tải tuyến Châu Âu và Địa Trung Hải 2.  Phụ phí trong vận tải tuyến Tuyến Mỹ, Canada 3. Phụ phí trong vận tải tuyến Tuyến Úc 4. Phụ phí trong vận tải tuyến Nhật Bản 5. Phụ phí trong vận tải tuyến Châu Á    

Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu thường gặp
13/04 2023

Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu thường gặp

Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa là những mâu thuẫn ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển.  Bất cứ khi nào tranh chấp cũng có thể xảy ra trong giao nhận. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể chỉ liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa, nhưng đôi khi tranh chấp này còn dẫn đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các trường hợp thường gặp trong vận chuyển hàng hóa và cách hạn chế rủi ro dẫn đến tranh chấp hợp đồng xuất khẩu. Các Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu hàng hóa thường gặp Các loại tranh chấp hàng hóa thường gặp trong quá trình vận chuyển đường biển như sau:  a. Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký hợp đồng Chủ thể của hợp đồng vận tải hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức:  + Đối với một bên chủ thể là cá nhân: thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.  + Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền ký kết.  + Đối với chủ thể hợp đồng vận tải hàng hóa là tổ chức thì thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.  Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.  Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi khi hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.  Để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng phát sinh do chủ thể hợp đồng, các chủ thể cần xem xét như sau: Trước khi giao kết hợp đồng cần phải kiểm tra trong Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương để xem ai là người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kết hợp đồng không?  b. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do không đúng thời hạn, địa điểm Theo quy định tại Điều 532 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển. Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.  Vậy nên, trong hợp đồng vận tải hàng hóa cần quy định rõ cách xác định chi phí chờ đợi khi bên thuê vận chuyển chậm giao tài sản và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển cũng như vấn đề xác định chi phí phát sinh do bên vận chuyển chậm tiếp nhận. Khi những vấn đề này quy định không rõ thì rất dễ phát sinh tranh chấp c. Tranh chấp do bên vận chuyển giao chậm, mất hoặc hư hỏng hàng hóa  Một trong những rủi ro trong quá trình vận chuyển thường gặp phải là hàng hóa tới muộn hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng trước đó đã ký kết thỏa thuận. Theo quy định, bên vận chuyển có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn và giao tài sản cho bên nhận.  Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển thường gặp nhiều sự cố, sự kiện bất khả kháng dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể là do yếu tố thời tiết bão lũ, động đất ảnh hưởng, tình hình dịch bệnh, các sự cố về giao thông, hư hỏng hay một vài nguyên nhân khác.  Thông thường, bên vận chuyển sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).  d. Tranh chấp do hao hụt hàng hóa  Đối tượng của hợp đồng vận tải hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên. Tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.  Trong số các loại hàng hóa đó sẽ có những hàng hóa sẽ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Việc hao hụt chất lỏng trong quá trình vận chuyển (bia rượu, hoá chất, nhiên liệu vv..) là một quá trình tự nhiên, không những có chuyện hao hụt mà còn có chuyện giãn nở do nhiệt độ và trọng lượng riêng (tính chất vật lý) do vậy công tác quản lý hàng hoá là chất lỏng trong mọi khâu: nhập, xuất, tồn chứa và vận chuyển người ta đều phải tính đến vấn đề hao hụt và mức độ hao hụt.  Vì vấn đề hao hụt là luôn có nên trong công tác quản lý hàng hoá lỏng cần có định mức hao hụt chặt chẽ nhằm tránh thất thoát hàng hoá. Nếu trong Hợp đồng vận chuyển các loại hàng hóa này không ấn định mức hao hụt và cũng không quy định rõ mức phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì rất dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên.  Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [SO %] tổng số lượng hàng thì bên vận chuyển không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận). Trường hợp hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên vận chuyển có thể phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).  e. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán gây tranh chấp hợp đồng vận chuyển phát sinh:  Thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê. Cước phí theo thỏa thuận của các bên hoặc biểu phí của các đơn vị vận chuyển kinh doanh. Theo các vận chuyển vận chuyển phụ phí vận chuyển khác như tiền lưu kho, lưu bãi…. Còn bên nhận tài sản có trách nhiệm chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển.  Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản. Trường hợp bên thuê vận chuyển, bên nhận tài sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Bởi vậy, Các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch f. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng  Cũng như các loại hợp đồng khác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho các bên còn lại trong thời hạn đã thỏa thuận thì dễ gây thiệt hại cho bên còn lại.  Trường hợp này sẽ dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn khi xác định mức bồi thường thiệt hại, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba. Bởi vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét các rủi ro có thể xảy ra để đưa tránh những thiệt hại trong hợp đồng vận tải hàng hóa và đưa ra các căn cứ định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể. Việc giảm rủi ro trong vận chuyển hàng hóa khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển từ Forwarder uy tín, và cho bạn sự tin tưởng trong quá trình đàm phán và có mối quan hệ tốt với hãng tàu để đảm bảo suôn sẻ các tình huống phát sinh trong vận chuyển. Bạn có thể tham khảo dịch vụ vận chuyển chuyên về hàng lạnh và đông lạnh của Eimskip tại đây CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 | Hoạt động: 8:00 - 17:30 Email: info@eimskip.vn  

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin