Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu xoài lớn thứ 13 trên thế giới. Xoài Việt Nam đã được xuất khẩu đến 40 nước, trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc chiếm gần 84,6%; kế đến là thị trường Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam mới chỉ chiếm hơn 1% tổng xuất khẩu xoài thế giới.
Tiêu chuẩn xuất khẩu xoài tươi từ Chính phủ
Đối với trái xoài xuất khẩu vào các nước trong WTO, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) và Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật - IPPC.
Yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật. Một số thị trường nhập khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản trên gồm: Các nước khu vực Trung Đông, các nước Đông Âu, các nước ASEAN và Canada.
“Yêu cầu tiên quyết khi xuất khẩu xoài là truy xuất nguồn gốc. Riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện đã có gần 300 số mã vùng trồng được cấp để xuất khẩu”, ông Lương Ngọc Quang chia sẻ.
Lưu ý về Thị trường nhập khẩu tiềm năng
Châu Âu
Năm 2022, họ chi 35 tỉ USD để nhập trái cây, trong đó nhập khẩu 500.000 - 600.000 tấn xoài. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu chính của EU là châu Phi và Nam Mỹ. Xoài của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân:
Dù có lợi thế về thuế nhưng bài toán về vận chuyển đã quyết định về năng suất xuất khẩu đến châu Âu do khoảng cách xa, thời gian bảo quản ngắn, việc vận chuyển bằng máy bay giá thành cao không phù hợp xuất khẩu số lượng lớn.
Tiêu chuẩn về chất lượng: kiểm dịch thì châu Âu đặt tiêu chí an toàn thực phẩm và ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật rất nghiêm ngặt. Ngoài ra, thị trường này còn có yêu cầu về chứng nhận an toàn, tiêu chuẩn về môi trường, xã hội rất khác so với trước đây.
Tiếp thị: tại châu Âu, chưa xuất hiện thông tin về sản phẩm xoài ở thị trường này, dù Hà Lan là thị trường nhập khẩu xoài rất lớn.
Nhật Bản
Năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam. Sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần xoài Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn ở mức khiêm tốn. Xoài Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản giá 370 yen/kg (hơn 600.000 đồng/kg), chỉ bằng một nửa so với xoài Thái Lan là 765 yen/kg.
Yêu cầu về sự ổn định: Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam. Đây cũng là thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết,
Do đó, các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường.
Dịch vụ vận chuyển xoài tươi bằng đường biển
Eimskip cung cấp dịch vụ vận chuyển xoài bằng đường biển với thời gian ngắn ngày và nhiệt độ container luôn đảm bảo ổn định. Sản phẩm của bạn sẽ luôn được giám sát xuyên suốt hành trình với đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi, sẽ làm việc trực tiếp với hãng tàu 24/24. Đảm bảo hàng hóa khách hàng được vận chuyển nhanh chống và luôn tươi mới như ở tình trạng ban đầu.