Blog

Demurrage và Detention là gì? DEM và DET khác nhau ở đâu?
16/11 2022

Demurrage và Detention là gì? DEM và DET khác nhau ở đâu?

Nếu bạn đã từng nhận hóa đơn vận tải với các khoản phí lưu kho bất ngờ bạn sẽ biết Demurrage và Detention là gì. Những nguyên nhân phát sinh những khoản phí đó. Bài viết hôm nay giúp bạn giải mã DEM DET là gì. 

Làm thế nào để xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh
09/11 2022

Làm thế nào để xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh

Khi bạn vận chuyển từ Việt Nam sang Anh, bạn cần hiểu biết nhiều nguyên tắc và quy định tại các Cảng. Các quốc gia khác nhau có luật và quy định nhập khẩu khác nhau, điều này có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng từ Việt Nam đối với một số nhà xuất khẩu. Cần phải biết các quy định và luật lệ nhập khẩu của nước bạn trước khi vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu những khía cạnh này của vận chuyển để bạn hiểu đầy đủ về chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến Anh cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn giải quyết bất kỳ sự nhầm lẫn nào liên quan đến các tài liệu cần thiết để thông quan hàng hóa và nếu bạn chọn mua bảo hiểm hàng hóa, bạn nên thực hiện điều đó như thế nào. Những chi phí nào tôi cần chuẩn bị khi xuất khẩu Việt Nam sang Anh Chi phí sẽ chênh lệch rất nhiều dựa trên một số yếu tố. Nó bao gồm trọng lượng, kích thước, hàng hóa vận chuyển là gì và phương thức vận chuyển như thế nào. Ngoài ra, điều quan trọng là phải xem xét bảo hiểm của lô hàng và tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm.  Về Chi phí, Eimskip sẽ đưa ra những đặc điểm cần nắm như sau: Vận chuyển đường biển sẽ có chi phí tiết kiệm nhất và đây là phương thức vận chuyển lâu đời khi xuất hàng đi Châu Âu. Vận chuyển hàng hóa đắt tiền có phí bảo hiểm cao sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Nếu khối lượng hàng hóa không đủ chất đầy 1 container, bạn nên tham khảo hình thức vận chuyển LCL để tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển và lưu kho. Tham khảo thêm: Khối lượng hàng hóa bao nhiêu nên lựa chọn hình thức LCL Xem xét các yếu tố chi phí này có thể cảm thấy khó biết được mình nên làm gì và đôi khi bị các Forwarder ép giá. Eimskip Vietnam có thể giúp bạn tìm ra giá cước vận chuyển tốt nhất; vì chúng tôi có trên 100 năm làm việc với các hãng tàu trên toàn cầu, thế nên chúng tôi đảm bảo về giá và chỗ cho bạn. Nhìn chung, dịch vụ gửi hàng từ Việt Nam sang Anh rẻ nhất sẽ là vận chuyển FCL qua đường biển trong thời điểm hiện tại. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Anh mất bao lâu? Đối với hình thức đường biển Port to Port, bạn mất khoảng 35 ngày để tàu di chuyển từ các Cảng Việt Nam sang các Cảng ở Anh (tùy vào hãng tàu sẽ có sự chênh lệch ngày) Đối với hình thức vận chuyển đường hàng không, bạn mất khoảng 3-5 ngày để di chuyển. Tuy nhiên chi phí. Lưu ý rằng hình thức vận chuyển FCL sẽ nhanh hơn vận chuyển hàng lẻ LCL bởi vì liên quan đến việc xếp và dỡ hàng hóa khi đến Cảng đích.  Khi nào là khoảng thời gian tốt để xuất hàng từ Việt Nam sang Anh Mùa vận chuyển bạn nên cân nhắc vận chuyển từ Việt Nam sang Anh khoảng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10 để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Trong thời gian cao điểm này giá vận chuyển có thể cao hơn do nhu cầu xuất hàng tăng cao và không gian trên tàu không đủ để đáp ứng.  Giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang Anh là bao nhiêu? Vì mức phí vận chuyển có thể thay đổi đáng kể, Trang web báo giá vận chuyển có thể giúp tìm báo giá phù hợp với bạn. Sau khi bổ sung các chi tiết cơ bản, chẳng hạn như điểm đến và ngày gửi hàng, thị trường sẽ cho phép bạn so sánh các hành trình vận chuyển hàng hóa khác nhau. Điều này cho phép bạn xem chi tiết về cách lô hàng của bạn sẽ được xử lý và thời gian vận chuyển. Thị trường cũng cung cấp bảng phân tích chi phí cho từng chặng của hành trình, để giúp bạn kiểm soát ngân sách và chi tiêu của mình. Bạn có thể yêu cầu một báo giá phù hợp hơn. Quy trình chi tiết hơn này cần các câu hỏi cụ thể về lô hàng của bạn, chẳng hạn như loại hàng hóa, và trọng lượng của lô hàng đó. Sau đó Eimskip sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để báo giá ưu đãi riêng cho bạn. Các cảng Hải quan tại Việt Nam và Anh Cảng Hải quan chính tại Việt Nam Hai Phong (Northern Vietnam) - Mã Cảng Hải Phòng: HPH / HPO / HPG Da Nang (Central Vietnam) - Mã Cảng Đà Nẵng: DAN/ DNA Quy Nhon (Central Vietnam) - Mã Cảng Quy Nhơn: UIH Ho Chi Minh (South Vietnam) - Mã Cảng Hồ Chí Minh: SGN Cảng Hải quan chính tại Anh Grangemouth - Mã Cảng: GRG Felixstowe - Mã Cảng: FXT London Gateway - Mã Cảng: LGP Southampton - Mã Cảng: SOU Tilbury - Mã Cảng: TIL Belfast - Mã Cảng: GBBEL Những điều cần biết khi chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển Bạn cần phải biết được yêu cầu đóng gói của bạn khi vận chuyển hàng hóa. Bạn sẽ cần phải xem xét trọng lượng, kích thước của lô hàng và loại vật liệu đóng gói mà bạn sẽ yêu cầu. Mặc dù còn rất nhiều điều phải suy nghĩ, nhưng chúng tôi có thể giúp bạn hiểu lô hàng của mình trông như thế nào và không gian mà lô hàng sẽ cần. Những giấy tờ cần thiết cần có khi chuyển hàng từ Việt Nam đi Anh? Hàng hóa được đóng gói và dán nhãn chính xác là điều cần thiết để có một hành trình suôn sẻ từ Việt Nam qua quá trình thông quan tại Vương quốc Anh. Có các tài liệu cần thiết như giấy phép nhập khẩu cho một số hàng hóa, hóa đơn thương mại và danh sách đóng gói cũng là chìa khóa quan trọng. Các giấy tờ bạn cần khi gửi hàng đi Anh bao gồm: - Hóa đơn thương mại - Bảng kê hàng hóa - Vận đơn - Giấy chứng nhận xuất xứ - Thư tín dụng hoặc các điều khoản thanh toán khác Giấy phép đặc biệt là điều cần thiết nếu bạn đang vận chuyển một số hàng hóa như vật liệu nguy hiểm. Cần mua bảo hiểm cho hàng hóa không? Chúng tôi khuyến khích khách hàng của chúng tôi luôn bảo hiểm hàng hóa của họ. Bảo hiểm hàng hóa thường là biện pháp bảo vệ duy nhất mà bạn có nếu lô hàng của bạn bị hư hỏng hoặc mất mát. Bạn có thể tìm bảo hiểm hàng hóa thông qua Forwarder hoặc đại lý bảo hiểm. Bạn cũng có thể tham khảo Bảo hiểm AIG từ chúng tôi. Chi phí bảo hiểm thường nằm trong khoảng 0,3% đến 0,5% giá trị Hóa đơn Thương mại của bạn. Nên bắt đầu tìm kiếm hình thức vận chuyển như thế nào? Để hàng hóa có thể xuất đi dễ dàng sang Anh, bạn có thể liên hệ với các Forwarder tại Việt Nam để được hướng dẫn chi tiết quy trình xuất hàng. Eimskip cũng có thể là lựa chọn của bạn, với trên 100 năm tại thị trường quốc tế và 15 năm tại thị trường Việt Nam, chúng tôi hiểu khách hàng đang cần gì và điều gì để khách hàng tin tưởng lựa chọn chúng tôi khi có nhu cầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây: CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: long@eimskip.vn

Thuế phí Việt Nam áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ Đức
01/11 2022

Thuế phí Việt Nam áp dụng khi nhập khẩu hàng hóa từ Đức

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức Thuế phí nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.  Đối với hàng Đức nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ có 2 lựa chọn về Thuế quan. Mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện nhà nhập khẩu lựa chọn mức thuế phù hợp, cụ thể:  Thuế MFN: Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Đức nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo.  Thuế EVFTA: Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các nước EU (trong đó có Đức), mức thuế ưu đãi sẽ do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong EVFTA. Theo quy định của EVFTA, hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo Hiệp định.  Để xác định mức thuế EVFTA Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Đức, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022.  Thuế giá trị gia tăng  Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại hàng hóa khác thì số tiền thuế giá trị gia tăng đó sau này sẽ được khấu trừ hoàn thuế.  Thuế tiêu thụ đặc biệt  Một số hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…Mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa áp dụng.  Thuế bảo vệ môi trường  Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….  Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ  Một số hàng hóa nhập khẩu bị Việt Nam điều tra và áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ nên sẽ phải chịu thêm các mức thuế này khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sản phẩm nào của Đức bị áp các loại thuế này bởi Việt Nam

Khối lượng hàng hóa của tôi nên chọn vận chuyển FCL hay LCL
20/10 2022

Khối lượng hàng hóa của tôi nên chọn vận chuyển FCL hay LCL

Vận chuyển hàng lẻ (LCL) có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian khi bạn không có đủ hàng hóa sẵn sàng để vận chuyển Full Container Load (FCL). Nếu bạn thấy mình đang ở trong tình huống nên chọn vận chuyển FCL hay LCL. Hãy xem xét những lợi ích và rủi ro sau đây và áp dụng chúng vào tình huống cụ thể của bạn nhé. Hãy tham khảo bảng dưới đây để lựa chọn hình thức vận chuyển nhé! Lý do bạn nên lựa chọn vận chuyển hàng lẻ LCL Đáp ứng thời hạn chặt chẽ  Mặc dù vận chuyển hàng FCL hiệu quả hơn về chi phí trong thời gian dài, nhưng việc vận chuyển hàng LCL giúp bạn tránh phải chờ đợi để lấp đầy một container. Đồng thời LCL tránh được chi phí vận chuyển hàng không cao hơn nhiều. Tối giản trong việc tồn kho Đối với các doanh nghiệp hoặc tính đặc thù của sản phẩm cần duy trì mức tồn kho thấp. Dịch vụ vận chuyển LCL, có thể vận chuyển các lô sản phẩm nhỏ hơn và giữ cho hàng tồn kho của bạn luôn gọn gàng.  Tính linh hoạt cao.  LCL cung cấp cho người gửi hàng sự linh hoạt theo nhiều cách khác nhau như không gây áp lực cho việc chờ lấp đầy container. LCL phù hợp với các công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi sản phẩm. Vì LCL cho phép họ vận chuyển số lượng ít và tránh tình trạng tồn kho nhiều. Cũng như nguy cơ lỗi thời của sản phẩm. Đặt dịch vụ cấp tốc Bằng sự linh hoạt trong lịch trình đc cố định sẵn. Một số dịch vụ sẽ đảm bảo đến cảng dỡ hàng vào một ngày cụ thể. Đây là một tiến bộ thú vị trong thế giới vận chuyển LCL. Rủi ro của vận chuyển hàng lẻ LCL so với vận chuyển hàng nguyên FCL Sẽ không công bằng nếu chỉ đề cập đến lợi ích của các chuyến hàng LCL. Vì vậy hãy ghi nhớ những lưu ý sau khi bạn lập kế hoạch nhé. 1. Hàng hóa có thể bị hư hỏng Vì hàng hóa của bạn sẽ được hợp nhất với nhà cung cấp khác. Nên việc xếp dỡ hàng hóa là cách tiếp cận an toàn nhất. Nếu vận chuyển các thùng giấy rời, hãy gia cố bao bì để tránh hư hỏng. Điều này có thể có nghĩa là có thêm lớp lót bên trong các thùng và các vật liệu gia cố ở góc. Vì hàng hóa được tập kết tại cảng (đôi khi được xếp vào container theo cách thủ công).  Sau đó được bốc dỡ và phân loại khi dỡ hàng. Nên việc gia cố các hộp hoặc pallet là điều bắt buộc.  2. Đôi khi giá LCL cao hơn FCL  Tổng hóa đơn của bạn có thể cao hơn so với vận chuyển trên một container 40 '. Do các lý do:  Chi phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm bạn phải trả để vận chuyển một khối lượng nhỏ hơn và việc xử lý thêm việc gom hàng trước khi tàu chạy và dỡ hàng khi đến cảng đích.  Ngoài ra, nhiều khoản phí được cố định cho dù lô hàng là LCL hay FCL. Vì vậy, trong khi giá cước vận chuyển đường biển của bạn thấp hơn nếu vận chuyển FCL, phí của bạn (ISF, thủ tục hải quan, PierPass và các phí đích khác) có thể cố định, điều này sẽ làm tăng chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị.  Chi phí đóng gói phụ và ảnh hưởng của những vật liệu đóng gói này đối với tổng khối lượng đặt hàng của bạn. 3. Mất nhiều thời gian nếu không tìm đúng nhà cung cấp Bản chất của LCL là gom hàng của một số chủ hàng. Nên cần thời gian xử lý nhiều bộ chứng từ. Phân loại hàng hóa cho mỗi khách hàng khi dỡ hàng, cho phép thời gian vận chuyển dài hơn.  Mặc dù LCL nổi tiếng về thời gian vận chuyển không chắc chắn, không thể đoán trước hoặc nói chung là dài. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Yêu cầu người giao nhận hàng hóa của bạn xác nhận lịch tàu và hỏi xem có thể gây ra sự chậm trễ hay không.  4. Bạn phải từ bỏ quyền kiểm soát Đây là thỏa thuận: bạn không biết những loại hàng hóa khác trong container với hàng hóa của bạn. Và bạn phải hy vọng những người gửi hàng khác điền đầy đủ thủ tục giấy tờ của họ để không bị hải quan giữ lại khi đến nơi. Lời khuyên của chúng tôi là BẠN không phải là nguồn gốc của sự chậm trễ hải quan bằng cách hoàn thành và nộp đúng thủ tục giấy tờ (và sử dụng mã thuế chính xác cho hàng hóa của bạn) trước ngày đóng cửa trước ngày tàu chạy. CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Hotline: 028 6264 63 80 Email: long@eimskip.vn

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin