Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu thường gặp

Võ Thanh Trúc - 13/04/2023

Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa là những mâu thuẫn ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển. 

Bất cứ khi nào tranh chấp cũng có thể xảy ra trong giao nhận. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể chỉ liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa, nhưng đôi khi tranh chấp này còn dẫn đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các trường hợp thường gặp trong vận chuyển hàng hóa và cách hạn chế rủi ro dẫn đến tranh chấp hợp đồng xuất khẩu.

Các Trường hợp tranh chấp hợp đồng xuất khẩu hàng hóa thường gặp

Các loại tranh chấp hàng hóa thường gặp trong quá trình vận chuyển đường biển như sau: 

a. Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng vận tải hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức: 

+ Đối với một bên chủ thể là cá nhân: thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 

+ Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền ký kết. 

+ Đối với chủ thể hợp đồng vận tải hàng hóa là tổ chức thì thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết. 

Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền. 

Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi khi hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại. 

Để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng phát sinh do chủ thể hợp đồng, các chủ thể cần xem xét như sau: Trước khi giao kết hợp đồng cần phải kiểm tra trong Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương để xem ai là người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kết hợp đồng không? 

b. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do không đúng thời hạn, địa điểm

Theo quy định tại Điều 532 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển. Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận. 

Vậy nên, trong hợp đồng vận tải hàng hóa cần quy định rõ cách xác định chi phí chờ đợi khi bên thuê vận chuyển chậm giao tài sản và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển cũng như vấn đề xác định chi phí phát sinh do bên vận chuyển chậm tiếp nhận. Khi những vấn đề này quy định không rõ thì rất dễ phát sinh tranh chấp

c. Tranh chấp do bên vận chuyển giao chậm, mất hoặc hư hỏng hàng hóa 

Một trong những rủi ro trong quá trình vận chuyển thường gặp phải là hàng hóa tới muộn hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng trước đó đã ký kết thỏa thuận. Theo quy định, bên vận chuyển có trách nhiệm bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn và giao tài sản cho bên nhận. 

Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển thường gặp nhiều sự cố, sự kiện bất khả kháng dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể là do yếu tố thời tiết bão lũ, động đất ảnh hưởng, tình hình dịch bệnh, các sự cố về giao thông, hư hỏng hay một vài nguyên nhân khác. 

Thông thường, bên vận chuyển sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác). 

d. Tranh chấp do hao hụt hàng hóa 

Đối tượng của hợp đồng vận tải hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên. Tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ. 

Trong số các loại hàng hóa đó sẽ có những hàng hóa sẽ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển, lưu kho. Việc hao hụt chất lỏng trong quá trình vận chuyển (bia rượu, hoá chất, nhiên liệu vv..) là một quá trình tự nhiên, không những có chuyện hao hụt mà còn có chuyện giãn nở do nhiệt độ và trọng lượng riêng (tính chất vật lý) do vậy công tác quản lý hàng hoá là chất lỏng trong mọi khâu: nhập, xuất, tồn chứa và vận chuyển người ta đều phải tính đến vấn đề hao hụt và mức độ hao hụt. 

Vì vấn đề hao hụt là luôn có nên trong công tác quản lý hàng hoá lỏng cần có định mức hao hụt chặt chẽ nhằm tránh thất thoát hàng hoá. Nếu trong Hợp đồng vận chuyển các loại hàng hóa này không ấn định mức hao hụt và cũng không quy định rõ mức phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì rất dễ phát sinh tranh chấp giữa các bên. 

Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [SO %] tổng số lượng hàng thì bên vận chuyển không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận). Trường hợp hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên vận chuyển có thể phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải)

e. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán gây tranh chấp hợp đồng vận chuyển phát sinh

Thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê. Cước phí theo thỏa thuận của các bên hoặc biểu phí của các đơn vị vận chuyển kinh doanh. Theo các vận chuyển vận chuyển phụ phí vận chuyển khác như tiền lưu kho, lưu bãi…. Còn bên nhận tài sản có trách nhiệm chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển. 

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản. Trường hợp bên thuê vận chuyển, bên nhận tài sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Bởi vậy, Các bên cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch

f. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng 

Cũng như các loại hợp đồng khác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho các bên còn lại trong thời hạn đã thỏa thuận thì dễ gây thiệt hại cho bên còn lại. 

Trường hợp này sẽ dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn khi xác định mức bồi thường thiệt hại, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba. Bởi vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét các rủi ro có thể xảy ra để đưa tránh những thiệt hại trong hợp đồng vận tải hàng hóa và đưa ra các căn cứ định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể.

Việc giảm rủi ro trong vận chuyển hàng hóa khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển từ Forwarder uy tín, và cho bạn sự tin tưởng trong quá trình đàm phán và có mối quan hệ tốt với hãng tàu để đảm bảo suôn sẻ các tình huống phát sinh trong vận chuyển. Bạn có thể tham khảo dịch vụ vận chuyển chuyên về hàng lạnh và đông lạnh của Eimskip tại đây

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80 | Hoạt động: 8:00 - 17:30

Email: info@eimskip.vn

Tags : tranh chấp trong vận chuyển, Vận chuyển hàng hóa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
avatar
Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin