Lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Võ Thanh Trúc - 28/11/2023

Nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản là một cơ hội đầy tiềm năng, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị và hiểu biết sâu rộng về quy định và yêu cầu của thị trường này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản:

Lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

1. Yêu cầu cần nắm khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Đối với sản phẩm thủy sản tươi sống và chế biến cần thỏa: Tiêu chuẩn bảo vệ trong an toàn thực phẩm tại thị trường Nhật Bản.

Đối với thủy sản nuôi trồng: cần thỏa quy định về dư lượng kháng sinh.

Cách để dễ dàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản: là thông qua công ty thương mại nhập khẩu của Nhật Bản. Các công ty thương mại nhập khẩu trong ngành thủy sản sẽ phân phối sản phẩm thủy sản tới các nhà bán lẻ hoặc tới các chợ bán buôn tập trung. Một số nhà xuất khẩu nước ngoài cũng đã thành lập công ty nhập khẩu của riêng họ tại Nhật Bản, tuy nhiên họ gặp phải trở ngại trong việc tìm ra con đường riêng để tiếp cận tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Thách thức hiện tại yêu cầu với Việt Nam chính là sự ổn định trong nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản, do vậy xuất khẩu/gia công xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản vẫn còn tiềm năng lớn để tiếp tục mở rộng và phát triển.

2. Hiệp định thương mại tự do mà Nhật Bản và Việt Nam tham gia

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, có thể thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng những ưu đãi được cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những Hiệp định này không chỉ mang lại những lợi ích về việc giảm thuế quan, mà còn cung cấp những cơ hội quan trọng để mở rộng thị trường và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Hiệp định thương mại tự do mà Nhật Bản và Việt Nam tham gia: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Hiệp định thương mại tự do mà Nhật Bản và Việt Nam tham gia

2.1. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

VJEPA có hiệu lực từ 2009, trong đó các cam kết ưu đãi thuế với ngành thủy sản của Nhật Bản với Việt Nam như sau: 

  • Đối với thuỷ sản tươi sống: một số sản phẩm được xóa bỏ thuế ngay sau khi có hiệu lực, phần lớn được cắt giảm theo lộ trình 5 - 10 năm, và có một số sản phẩm không có cam kết xóa bỏ thuế; 
  • Đối với thủy sản chế biến: một số sản phẩm được xóa bỏ thuế ngay sau khi có hiệu lực, một số sản phẩm có lộ trình xóa bỏ thuế 3 - 10 năm và có một vài sản phẩm không có cam kết xóa bỏ thuế.

2.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

  • Cam kết ưu đãi thuế quan đối với thuỷ sản Việt Nam được chia theo hai nhóm: 
  • Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với khoảng 65% (317/484) dòng sản phẩm thủy sản; 
  • Cắt giảm và xóa bỏ thuế quan theo lộ trình 6 - 16 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với một số dòng thuế thuỷ sản.

Như vậy, đối với các sản phẩm được cam kết cắt giảm, loại bỏ thuế quan, mức cam kết trong CPTPP có thể không cao bằng so với VJEPA, do CPTPP có lộ trình dài hơn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là CPTPP mang lại mức độ mở cửa cao hơn so với VJEPA đối với những dòng sản phẩm mà Nhật Bản không cam kết giảm thuế trong VJEPA. Ngoài ra, qui tắc xuất xứ trong CPTPP cũng khác biệt với VJEPA, đặc biệt là ở nguyên tắc cộng gộp. Trong CPTPP, nguyên liệu có thể được tính cộng gộp từ tất cả 11 nước thành viên, trong khi VJEPA chỉ cộng gộp nguyên liệu từ 2 nước là Việt Nam và Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc CPTPP mang lại nhiều lựa chọn hơn cho doanh nghiệp khi áp dụng thuế quan ưu đãi.

2.3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Hiệp định RCEP  được ký kết tháng 11/2020 và đang trong thời gian chờ các nước thành viên phê chuẩn để chính thức đi vào có hiệu lực. 

Hiệp định RCEP, với quy mô lớn nhất thế giới và sự tham gia của 15 nước thành viên chiếm gần 30% dân số thế giới và 30% tổng GDP toàn cầu, được đánh giá là một bước tiến quan trọng giúp Việt Nam tận dụng mạnh mẽ hơn thị trường mà các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trước đó đã mở cửa. Đặc biệt, nó hứa hẹn giúp các sản phẩm Việt Nam cải thiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ.

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào từ các nước thành viên RCEP (bao gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand) để sản xuất và xuất khẩu sang các thị trường trong khối, đồng thời được hưởng ưu đãi về thuế quan. Ví dụ, ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu sang Nhật Bản, với lợi ích thuế quan mà Hiệp định RCEP mang lại, điều mà không có trong CPTPP.

Điều quan trọng nữa là cam kết cắt giảm thuế quan từ Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và các nước ASEAN, với việc đưa thuế về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, cùng với lộ trình 10-15 năm đối với nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam, tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản sang những thị trường quan trọng này.

Các đòi hỏi nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình kiểm dịch, và đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như các rào cản phi thuế, sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Vì vậy, để vượt qua những thách thức này và duy trì sự cạnh tranh sau khi các Hiệp định đã đạt được mục tiêu cắt giảm thuế quan hoàn toàn, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực nghiên cứu và phát triển giải pháp hiệu quả.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập khẩu thủy sản tại Nhật Bản

Cơ quan Thủy Sản Nhật Bản (Japan Fisheries Agency – JFA) trực thuộc Bộ Nông Lâm Thủy sản: là cơ quan quản lý ngành cá cấp quốc gia, chịu trách nhiệm bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển và các hoạt động sản xuất thủy sản.

Bộ Nông Lâm Thủy sản và Cơ quan Thủy sản Nhật Bản: là cơ quan công bố ấn phẩm thống kê số liệu, báo cáo ngành thủy sản.

Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản (Japan Fisheries Association – JFA): đại diện cho 150 công ty  tư nhân và tổ chức thủy sản ở Nhật Bản. Hiệp hội Thủy sản Nhật Bản thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, ví dụ: quan hệ công chúng, vận động hành lang, nghiên cứu xu hướng mới trong nước và quốc tế… nhằm mục đích gia tăng lượng tiêu thụ thủy sản. Hiệp hội cũng xuất bản các báo cáo về các chủ đề khác nhau trong ngành thủy sản và đăng tải trên trang web của họ. 

Cơ quan quản lý xuất nhập khẩu thủy sản tại Nhật Bản

4. Giá cước vận chuyển hàng đi Nhật Bản

Bạn đang tìm kiếm một đối tác vận chuyển đáng tin cậy để đưa hàng hóa của bạn đến Nhật Bản một cách an toàn và hiệu quả? Hãy khám phá giải pháp vận chuyển hàng hóa độc đáo của chúng tôi tại Eimskip, với giá cước vận chuyển hấp dẫn và dịch vụ chuyên nghiệp.

Tại sao lựa chọn Eimskip để vận chuyển hàng đi Nhật Bản?

Giá cước vận chuyển hàng lạnh rẻ nhất thị trường: với thế mạnh dẫn đầu thị trường trên 100 năm vận chuyển hàng lạnh toàn cầu, chúng tôi hợp tác với các hãng tàu lớn như ONE, CMA CGM, Hapag Lloyd, … luôn đảm bảo được mức giá cạnh tranh nhất đến khách hàng.

Hỗ trợ tốt vấn đề về công nợ: Đối với khách hàng mới, chúng tôi hỗ trợ công nợ lên đến hơn 30 ngày (có thể thương lượng dễ dàng).

Kinh nghiệm chuyên môn về hàng lạnh: Eimskip tập trung đem đến giải pháp vận chuyển cho hàng lạnh và đông lạnh, chúng tôi biết hàng hóa của bạn phù hợp với điều kiện gì , từ đó thay bạn đơn giản hóa quy trình vận chuyển. 

Nhật Bản là thị trường thế mạnh của Eimskip: Theo thống kê quý 3/2023, Nhật Bản chiếm đến 30% thị trường khách hàng của Eimskip Việt Nam. Đứng sau Mỹ và Châu Âu.

Nếu bạn đang cần tìm Forwarder về hàng lạnh để yên tâm nhận được mức giá tốt và chính sách ưu đãi khi vận chuyển hàng hóa sang Nhật thì nhận ngay báo giá của chúng tôi nhé!

CÔNG TY TNHH EIMSKIP VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Hotline mobile: 091 922 6984 (Mr. Long) 

Email: info@eimskip.vn

 
Tags : Vận chuyển hàng hóa, xuất khẩu sang Nhật
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo Linkedin Linkedin